Thứ Tư, 27 tháng 2, 2008

Hồi thứ ba

(Đánh Cướp Tiêu Cục Nơi Sơn Dã)

Còn khoảng mười ngày nữa là mùng năm tháng năm, Lâm Phục rời phủ xuất phát đến Hoa Sơn tham gia đại hội. Lần này, chàng không quên mang theo Kim Long Huyền Trượng bên mình để tránh việc lại có người đến trộm cướp đúng như lời Giác Minh đại sư đã dặn. Chàng bọc thanh trượng bằng vải thô giắt sau lưng. Sử Minh ở lại cai quản phủ và bọn gia đinh.

Lâm Phục cưỡi con Ô Long mã, một thân một ngựa rong ruỗi trên đường. Rời thành Nam Xương tỉnh Giang Tây, chàng lên phía bắc đến tỉnh Hồ Bắc, vượt Trường Giang đến thành Vũ Hán rồi đi về hướng tây bắc. Thời gian còn thư thả nhiều ngày, chàng ngày đi đêm nghỉ, vừa cưỡi ngựa vừa tranh thủ ngắm cảnh sắc thiên nhiên xung quanh, nào là núi non hùng vĩ trùng điệp, nào là sông nước mênh mông dài rộng.

Gần tới địa phận tỉnh Thiểm Tây, Lâm Phục đang lân la tận hưởng ánh nắng ấm áp ban ngày, đôi lúc có những luồng gió thoang thoảng, bỗng dưng nghe được có nhiều tiếng “leng keng” phát ra từ rất xa. Với kinh nghiệm nhiều năm trên giang hồ, chàng biết chắc âm thanh đó chính là tiếng khí giới chạm nhau, bụng bảo dạ:

- “Không lẽ phía trước đang xảy ra giao tranh? Mình phải đến đó xem mới được.”

Người trong giang hồ chỉ cần nghe chút động tĩnh là biết ngay xảy ra chuyện gì, huống hồ Lâm Phục lại là một tay cao thủ thì việc phán đoán đó lại rất dễ dàng. Tuy thanh âm khí giới chạm nhau phát ra còn cách chỗ chàng đến vài dặm nhưng vì đường vắng lặng mà nội công thì thâm hậu nên tai nghe cũng rất thính, vì thế nhận ra ngay.

Lâm Phục giục ngựa phi nhanh đến chiến trận. Chàng càng tiến lại gần, càng nghe thanh âm “leng keng” rõ hơn. Tới nơi, chàng đã đoán không sai khi chứng kiến một cuộc hỗn chiến kịch liệt, dưới đất có nhiều thi thể.

Với mục quang tinh tường, Lâm Phục nhận ra trong cuộc ác chiến chia làm hai phe. Một bên là những kẻ bạch y có quấn đai đỏ, áo trước ngực có in hình đầu một con sói hung dữ. Bên còn lại y phục màu nâu sẫm giãn dị nhưng cũng là người trong giang hồ. Chàng quan sát bọn bạch y một lúc, bụng bảo dạ:

- “Bọn người này y phục lạ kỳ, chiêu thức độc địa hẳn không phải là nhân sĩ Trung Nguyên.”

Bọn y phục màu nâu ban đầu khi Lâm Phục vừa đến còn sáu, bảy người, nhưng chỉ chưa đầy thời gian uống chén trà đã bị bọn bạch y giết hết phân nữa. Hiện giờ bên đám đó chỉ còn lại ba người, một người trạc ngoài ngủ tuần, một hán tử đạo bào và một nữ nhi trẻ tuổi.

Bên bạch y tuy cũng bị chết một số, nhưng những kẻ còn sống rất đông, khoảng trên hai mươi người. Đặc biệt có một gã thanh y chói lòa, sắc phục cầu kỳ, xem chừng y có vẻ là thủ lĩnh của bọn bạch y.

Số người tử vong nằm ngỗn ngang dưới đất rất nhiều, bọn bạch y khoảng chín, mười người, trong khi số bên phe còn lại gấp ba lần. Xem ra ưu thế có phần nghiêng hẳn về bên bạch y, chẳng bao lâu nữa ba người cuối cùng phe còn lại cũng có khả năng bị bọn bạch y giết chết hết không biết chừng.

Gần nơi giao chiến có một cổ xe chở một cái rương to được buộc dây chắc nịch. Gã đẩy xe cầm kỳ hiệu đứng gần đó cũng đã bị giết chết. Lâm Phục nhìn vào kỳ hiệu bị chém rách nằm tả tơi dưới đất, bất tất kinh ngạc khi thấy bốn chữ to đùng viết là “Chấn Hưng Tiêu Cục”, bụng bảo dạ:

- “Chấn Hưng Tiêu Cục là một tiêu cục lớn ở thành Thường Châu, nổi danh trong giang hồ về mặt uy tín hơn hai mươi năm nay sao lại ra thế này. Nếu mình đoán không lầm thì bọn bạch y nhất định là phường đạo tặc muốn cướp tiêu của Chấn Hưng Tiêu Cục rồi.”

Trong trận ác chiến…

Lão nhân gia ngoài ngủ tuần, sử dụng kiếp pháp giao đấu với thanh y nhân.

Thanh y nhân còn khá trẻ, độ khoảng hai tư, hai lăm tuổi. Y sử dụng thanh quỷ đầu đao có ba răng cưa sắt bén ở phía mũi, giáp chiến với lão nhân gia.

Lão nhân gia phóng kiếm đâm thẳng vào bụng thanh y nhân.

Thanh y nhân vung đao chém ngang gạt thanh kiếm sang bên, tung hữu cước lên đá vào hông lão nhân gia.

Lão nhân gia co gối tung tả cước chống đỡ hữu cước, tay cầm kiếm xoay người đánh một vòng chém xiêng xuống đầu thanh y nhân.

Thanh y nhân đưa đao lên đánh trả. Đao của y chạm vào kiếm của lão nhân gia phát ra một tiếng “keng…” thật chói tai, dư âm vẫn kéo dài hồi lâu mới dứt, xem ra kình lực hai người ngang ngữa nhau.

Chưa dừng lại, hai người cùng vung tả chưởng đánh vào đối phương. Hai ban tay chạm nhau, nội lực phát ra nghe một tiếng “bùm”, ngay tức khắc cả hai cùng thu tay về rồi nhún chân nhảy lộn một vòng về phía sau. Khoảng cách hai người lúc đầu sát gần nhau, sau khi giao chưởng thì đã cách nhau hơn cả trượng.

Người nữ nhi đang sử dụng kiếm pháp chống cường địch, bất tất nhìn lão nhân gia đấu với thanh y nhân nên tỏ ra lo lắng, hỏi to:

- Cha có sao không? Để nhi nữ qua trợ giúp cho cha!

Lão nhân gia mắt vẫn chăm chú nhìn thẳng vào thanh y nhân, đáp lời nhi nữ:

- Cha không sao đâu! Châu nhi, con hãy cẩn thận đó!

Vừa dứt lời, lão nhân gia tay cầm trường kiếm, lăn không dưới đất sấn tới. Lão đứng bật dậy, lật cổ tay xoay kiếm đâm vào vai trái thanh y nhân. Chiêu vừa rồi lão sử dụng gọi là “Xa Luân Bách Lý”.

Thanh y nhân xoay vòng, tay cầm đao để cách thân người vài tấc chống đỡ nhát kiếm mau lẹ và chí mãnh của lão nhân gia. Y lập tức chuyển thế phản kích, phóng đao vào đùi, vào hạ bàn rồi vào ngực lão nhân gia.

Lão nhân gia tinh thần vẫn kiên định, không tỏ ra nao núng, nhanh tay thu trường kiếm về hộ vệ toàn thân chống lại nhiều đòn đao cương mãnh của thanh y nhân.

Hai bên tiếp tục giao đấu thêm mấy chục chiêu.

Đang giao chiến bất phân thắng bại với thanh y nhân bỗng lão nhân gia liền la lên cảnh báo cho nhi nữ:

- Châu nhi, coi chừng phía sau!

Trong lúc người nữ nhi đang sử kiếm giao chiến với hai gã bạch y trước mặt thì phía sau có thêm hai gã bạch y đột ngột sấn tới ám toán phía sau lưng nàng. Võ công của nàng không thể sánh với lão nhân gia nên khả năng quan sát và phòng ngự cũng kém hơn. Đến lúc nghe lão nhân gia hô to cảnh báo, nàng mới vội quay ra sau nhìn thì liền hốt hoảng, thất kinh khi thấy hai gã bạch y đang vung đao chém vào người. Hai thanh đao sắt bén của hai gã bạch y chém gần xuống, nàng sợ quá gần như muốn gất xỉu vì mạng sống chỉ còn cách trong gang tấc.

Bỗng nghe hai tiếng “keng keng” thật vang, thì ra hán tử mặc đạo bào kia đã vội phi thân nhảy vào can thiệp. Y dùng thanh trường kiếm đánh bậc hai nhát đao vừa rồi. Y vận nội lực hấc ngược hai thanh đao vào người hai gã bạch y đó. Do kình lực vận vào kiếm phát ra của hán tử mạnh khôn lường khiến hai gã bạch y văng xa vài thước, người bị thọ thương té lăn lốc dưới đất cát.

Hán tử đạo bào quay sang hỏi người nữ nhi:

- Lưu cô nương, cô nương không sao chứ? Hãy cẩn thận! Bọn người này không dễ đối phó.

Được hán tử đạo bào cứu mạng, người nữ nhi cảm kích, lắc đầu đáp:

- Tiểu nữ không sao! Đa tạ đại hiệp!

Lão nhân gia thấy nhi nữ vừa thoát khỏi nguy hiển liền thở phào nhẹ nhỏm. Lão quay sang quát hỏi thanh y nhân:

- Tiêu Cục bọn ta không phạm đến Thiên Lang Giáo các ngươi, sao các ngươi lại giở trò cướp bóc giữa đường ở đây?

Sau một hồi giao đấu nhau mấy chục chiêu bất phân thắng bại, lão nhân gia và thanh y nhân hết sáp lại gần rồi lại tách xa ra, cứ thế lặp lại cũng vài ba lần. Do cả hai đều cẩn trọng và dè dặt đối phương nên không dám khinh xuất sử dụng hết công lực.

Thanh y nhân cười khẩy, dõng dạt đáp:

- Thiên lang Giáo bọn ta đang cần ngân lượng cũng như nhân lực để phát huy bổn giáo. Chẳng phải là ta đã nói rồi sao? Bọn ta tình cờ đi ngang đây thấy được tiêu cục các ngươi đang vận chuyển tiêu nên muốn cuớp hàng.

Lão nhân gia tức giận, gằng giọng nói:

- Thật là ngang ngược hết chỗ nói. Không ngờ trong giang hồ lại có hạng người không nói lý lẽ như các ngươi. Các ngươi giở trò đê tiện lại còn chống chế. Các ngươi làm vậy tức là xem tiêu cục của tổng tiêu đầu này chẳng ra gì.

Hán tử đạo bào xen vào nói với thanh y nhân:

- Võ Trường Xuân ta hành tẩu giang hồ đã lâu cũng chưa thấy bọn nào ngang ngược cướp bóc giữa ban ngày như các ngươi. Đã làm điều xấu mà còn phủ nhận…

Chưa đợi hán tử đạo bào nói hết câu, thanh y nhân ngắt ngang lời, nói:

- Các ngươi thật không biết điều. Chán sống rồi hay sao mà cả gan dám ngang nhiên chống đối với Thiên Lang Giáo bọn ta? Các ngươi có biết lai lịch Thiên Lang Giáo bọn ta uy chấn đến cỡ nào không? Nếu như đắc tội đến Thiên Lang Giáo thì bọn ta sẽ sang bằng tiêu cục các ngươi, cho dù là gà chó cũng giết sạch, không bỏ sót bất cứ thứ gì.

Y dừng lại một chút, gát thanh đao lên vai nói tiếp:

- Nếu như các ngươi chịu quy thuận Thiên Lang Giáo, bọn ta sẽ mở một con đường sống. Các ngươi sẽ giúp Thiên Lang Giáo bọn ta trở thành bá chủ thiên hạ.

Y cười ha hả tỏ vẻ cao hứng rồi gằng giọng nói tiếp:

- Còn bằng không thì đừng trách sao Thiên Lang Giáo bọn ta hạ thủ vô tình.

Lão nhân gia nghe thanh y nhân nói những lời uy hiếp, quả nhiên chúng xem tiêu cục của lão không ra gì. Lão nhíu mày, chỏm râu dưới cầm như dựng đứng lên vì phẫn nộ, quát:

- Đồ bỉ ổi, quân cẩu tặc, bọn hèn mọn. Lưu mổ ta lập ra Chấn Hưng Tiêu Cục hơn hai mươi năm nay chưa hề biết khuất phục ai. Hôm nay nếu như quy thuận trước thiên Lang Giáo gì đó của các ngươi há chẳng phải mất mặt lắm sao, nếu vậy thì sau này tiêu cục của ta làm gì còn chổ đứng trong giang hồ. Làm công việc bảo tiêu mà lại e ngại cường địch thì thà về quê cày ruộng còn hay hơn.

Lão vừa dứt lời liền phun một vại nước bọc xuống bãi đất trước mặt thanh y nhân. Lão làm vậy là cố ý xỉ nhục, khinh bỉ, xem y chẳng bằng cục phân.

Thấy khí khái bất phàm, không khuất phục cường địch của lão nhân gia họ Lưu, hán tử đạo bào tự xưng là Võ Trường Xuân giơ cao ngón cái khen ngợi:

- Hảo, hảo! Nói hay lắm! Võ Trường Xuân ta hôm nay được quen biết và trông thấy khí chất hảo hán của Lưu tổng tiêu đầu xem như sống không uổng kiếp này.

Y trỏ trường kiếm vào mặt thanh y nhân, dõng dạt nói:

- Nếu ngươi muốn động đến Lưu tổng tiêu đầu và Chấn Hưng Tiêu Cục thì hãy bước qua xác của ta!

Thanh y nhân nói hết lời nhưng không thuyết phục được lão họ Lưu quy thuận nên tức giận vô cùng. Giờ y lại nghe Võ Trường Xuân nói khích thì lại càng không thể ghìm nén cơn giận, tay cầm thanh quỷ đầu đao, buông lời đe dọa:

- Đã vậy thì hãy xem “Trảm Long Quyết” của ta đây!

Vừa dứt lời, y vận kình sấn tới vung đao chém xuống người lão họ Lưu. Thế xuất thủ rất cương mãnh, đủ biết y vận rất nhiều thành công lực vào chiêu thức đao pháp này.

Bọn bạch y thấy thanh y nhân động thủ liền đồng loạt xông vào tấn công Võ Trường Xuân và người nữ nhi gọi là Lưu cô nương. Võ, Lưu hai người lại phải tiếp tục vung trường kiếm đánh trả.

Lão họ Lưu nói chuyện cũng biết được lão chính là tổng tiêu đầu của Chấn Hưng Tiêu Cục. Lão nhanh tay đưa trường kiếm lên chống đỡ vài đòn đao của thanh y nhân, nói:

- Ngươi hãy nếm thử “Hưng Phong Kiếm Pháp” của Lưu mổ đây!

“Hưng Phong Kiếm Pháp” là kiếm pháp uy chấn của Chấn Hưng Tiêu Cục chính do Lưu tổng tiêu đầu sáng chế ra. Căn bản nó có sáu đường kiếm chính, trong mỗi chiêu kiếm lại hàm chứa bên trong ba chiêu khác nhau. Vị tất sáu lần ba là mười tám, tổng cộng nó bao gồm mười tám chiêu, mỗi chiêu đều khác nhau biến ảo khôn lường, khi phát chiêu có thể hoán đổi không theo trình tự, đối phương khó mà phòng bị.

Lưu tổng tiêu đầu đứng thấp người, tay vung trường kiếm đâm “xoẹt xoẹt xoẹt” ba nhát dưới hạ bàn thanh y nhân rồi lại tung mình phi thân lên cao vài thước, thân lão ngã về phía trước vung trường kiếm chém ra thêm ba chiêu. Trong khoảnh khắc nháy mắt mà lão đã sử hết sáu chiêu liên tiếp trong “Hưng Phong Kiếm Pháp” thì quả là nhanh như chớp và rất tinh xảo, chính xác đến lạ kỳ khi đánh đúng vào các yếu huyệt của đối phương.

Võ công của thanh y nhân cũng không phải hạng tầm thường. Ngay lập tức y thu người về phòng thủ cẩn trọng nhưng vẻ mặt có hơi nao núng. Tuy y sử dụng đao pháp, thế đánh có chậm hơn chút ít nhưng vẫn rất nhanh nhẹn kịp vung đao đánh gạt ra hết toàn bộ sáu chiêu kiếm của Lưu tổng tiêu đầu. Sau khi hộ vệ, y vươn người về phía trước xuất ra đòn đao thứ hai chém ngang người Lưu tổng tiêu đầu.

Lưu tổng tiêu đầu chém sáu nhát kiếm tuy chưa đả bại địch nhân nhưng cũng làm cho địch nhân phải dè dặt phần nào. Khi bị thanh y nhân phản kích, lão bình tĩnh xoay người khom xuống, tay thu trường kiếm về đưa ra sau lưng hộ vệ chống đỡ đòn đao.

Cách đó vài trước, Lưu cô nương tung cước đá văng một gã bạch y rồi nhìn về phía thanh y nhân. Nàng thấy cha nàng và thanh y nhân đó tỷ đấu hơn trăm chiêu mà bất phân thắng bại nên cũng tỏ ra lo ngại, bụng bảo dạ:

- “Mình phải làm cho gã kia phân tâm, có như thế thì cha mới có cơ hội thủ thắng nhiều hơn.”

Nghĩ sao làm vậy, nàng cao giọng nói với thanh y nhân:

- Tiêu này là bọn ta áp tải lên Thiên Sơn. Thiên Lang Giáo các ngươi bức bách cướp tiêu của bọn ta thì còn có thể, chứ đụng đến phái Thiên Sơn thì e rằng các ngươi khó mà yên thân.

Phái Thiên Sơn là một đại phái hàng đầu trong võ lâm đương đại. Nàng nhấn mạnh ba chữ “phái Thiên Sơn” nhằm muốn dọa nạt thanh y nhân để khiến y phân tâm. Nàng nghĩ với tiếng tăm lẫy lừng của phái Thiên Sơn thì bọn Thiên Lang Giáo khi nghe thấy phải dè dặt mà khiếp sợ.

Thanh y nhân đang giao đấu cũng buông miệng trả treo đáp:

- Phái Thiên Sơn là cái quái gì. Thiên Lang Giáo bọn ta mà ra tay, cho dù là bát đại môn phái cũng không là cái đinh gì.

Vừa mở miệng nói, nội tức của thanh y nhân liền bị hao hụt phần nào và tỏ ra kém thế hơn so với Lưu tổng tiêu đầu. Bị đẩy vào thế hạ phong, y giậm chân mạnh xuống đất gia tăng thêm chút nội lực tiếp tục giao đấu. Tuy hơi kém thế hơn một chút nhưng y vẫn mở lời nói khích lại Lưu cô nương:

- Nếu ngươi đã nói vậy thì sau khi thu phục tiêu cục các ngươi, phái Thiên Sơn sẽ là nơi kế tiếp bị Thiên Lang Giáo bọn ta sang bằng.

Bình thường khi cao giọng nói khích thì thanh y nhân phải cất ra tiếng cười hả hả ra chiếu đắc ý, nhưng vì đang trong lúc giao đấu gay go nên y cố ghìm lại để tránh nội lực bị phát tán uổng phí.

Người thì lấy thế tấn công làm chính, người thì lấy phòng thủ để phản công chống trả. Cứ như vậy luân phiên tuần tự, thanh y nhân và Lưu tổng tiêu đầu giao đấu với nhau thêm mấy chục chiêu nữa.

Võ Trường Xuân vừa vung kiếm chém chết một gã bạch y rồi quay sang nói với Lưu cô nương:

- Lưu cô nương, chúng ta hãy giết sạch bọn ác nhân này để trả thù cho các huynh đệ của Tiêu Cục!

Người nữa nhi họ Lưu gật đầu đồng ý. Nàng cầm kiếm xông lên liều mạng với bọn bạch y Thiên Lang Giáo.

Nhìn võ công mà Võ Trường Xuân và Lưu cô nương sử dụng tuy chiêu số hoàn toàn khác nhau nhưng rất tinh tế và hiệu quả hơn bọn bạch y nhiều. Bọn bạch y toàn bộ đều dùng đao làm khí giới chính, chiêu số rất tầm thường, chẳng qua là dựa vào số đông và sức mạnh nên mới chiếm phần lợi thế hơn.

Bọn bạch y sau khi bị chết thêm vài người thì còn khoảng hơn mười lăm người. Tuy đao pháp của bọn chúng kém vụn nhưng kình lực phát ra lại mạnh mẽ khiến cho Võ Trường Xuân và Lưu cô nương cũng khó mà thủ thắng một cách dễ dàng được.

Một bên gồm hai người võ công cao, một bên mười mấy người võ công tầm thường, hai bên giao chiến với nhau xem ra cũng ngang ngữa. Chỉ cần bất kỳ bên nào để lộ sơ hở là đối phương cũng đều có thể tận dụng mà phản kích ra đòn chí mạng.

Võ Trường Xuân điểm nhẹ chân phi thân lên cao cả trượng, người lộn nhào trên không rồi chúi đầu lao xuống, hai tay cầm kiếm xoay tròn, luồng bạch quang sáng lòa, kiếm vạch thành một vòng liên tục xuống mặt đất tấn công bọn Thiên Lang Giáo. Đất cát văng tứ tung, mặt đất bị rạch thành một vòng tròn sâu đến cả tấc do chịu tác động của luồng kình phong phát ra từ kiếm.

Bảy, tám gã bạch y đứng phía dưới giơ đao lên chống cự. Do lực chém của kiếm pháp rất mạnh nên có mấy gã bạch y đao bị gãy làm đôi, mấy gã bị kiếm chém vào người, mấy gã chịu không nội kình lực bị văng ra xa té lăn lốc dưới đất, người bị trọng thương, miệng phu ra ngụm máu tươi.

Sau khi tiến lại gần chiến trận, dắt ngựa để cách xa, Lâm Phục rón rén đi lại gần thêm một chút, nấp vào bên một thân cây to cách chiến trận cả chục trượng nên trông thấy rõ tất cả những diễn tiến của sự việc từ đầu tới giờ. Chàng ngạc nhiên trông thấy thế đánh vừa rồi của Võ Trường Xuân liền thốt lên nói:

- Đây chẳng phải là chiêu “Kiếm Phi Kinh Thiên” của Võ Đang sao?

Thanh âm của chàng rất nhỏ chỉ đủ cho một mình chàng nghe. Trong trận chiến vừa ồn ào vừa cách xa nên không ai nghe thấy điều gì. Vì cách khá xa nên chàng cũng chỉ trông thấy đường kiếm pháp mà không thấy rõ mặt mũi của hán tử đạo bào là ai.

Lưu cô nương một mình chọi năm, sáu gã bạch y nhân. Thế đánh lúc đầu tuy ngang ngửa, nhưng càng đánh nàng càng bị thất thế do võ công và thể lực của nàng kém hơn Lưu tổng tiêu đầu và Võ Trường Xuân. Nàng mỗi lúc một gặp khó khăn, không thể đương cự nỗi với sự hợp lực của số đông bọn bạch y. Nàng dùng kiếm phóng thẳng về phía trước mặt đâm vào gã bạch y đang sấn tới.

Gã bạch y đó dùng đao đánh bật kiếm của Lưu cô nương sang bên. Ngay tiếp theo sau, hai gã từ hai phía tả hữu lợi dùng tình thế bất lợi của Lưu cô nương, liền đá vào hai khuỷu chân phía sau nàng khiến nàng bị té khụy xuống, hai đầu gối chạm đất.

Tuy đang tập trung giao đấu với thanh y nhân nhưng khi trông thấy nhi nữ bị bọn bạch y đả thương, Lưu tổng tiêu đầu mặt liền biến sắt, lo lắng hỏi:

- Châu nhi! Con có sao không?

Hai gã khác lợi dụng Lưu cô nương đang quỳ dưới đất, tình thế này như cá nằm trên thớt, chúng liền vun đao xả xuống người nàng một cách không thương tiếc.

Võ Trường Xuân thấy Lưu cô nương sắp bị hai gã bạch y giết chết đã tỏ ra kĩnh hãi. Nhưng vì chàng đang bị năm, sáu gã bạch y khác vây đánh, đồng thời chỗ của chàng đứng lại cách xa nàng hơn chục thước, vị tất có tâm mà sức không đủ cứu giúp nàng. Chàng đành lắt đầu quầy quậy kêu toán lên:

- Đừng, đừng! Lưu cô nương, hãy coi chừng!

Chàng hô đừng là nói với bọn bạch y hãy lưu tình hạ đao mà không giết Lưu cô nương. Sau đó thì chàng lại cảnh báo Lưu cô nương hãy cố sức tránh né để khỏi phải chết oan mạng.

Tình huống diễn ra rất nhanh, cho dù Võ Trường Xuân đã cảnh báo với Lưu cô nương nhưng đao đã cần kề không thể né kịp nữa. Nàng đành nhắm nghiền đôi mắt như cam chịu số phận, bụng bảo dạ:

- “Cha ơi! Nữ nhi bất hiếu đành đi trước vậy.”

Lâm vào tình thế nguy nan nhưng nàng vẫn nghĩ về cha, xem ra nàng đúng là một nhi nữ hiếu thuận

Đột nhiên có âm thanh rít gió, xé toạt không khí xung quanh nghe “vèo vèo” cùng một lúc. Hai chiếc lá xuyên vào giữa ngực hai gã đang toan ý giết Lưu cô nương. Hai gã đó ngã lăn xuống đất chết ngay tại chỗ, không kịp thét lên lời nào.

Hai chiếc lá giết chết hai gã bạch y vừa rồi chính là do Lâm Phục phóng ra. Chàng ẩn nấp vào thân cây to quan sát, khi thấy Lưu cô nương bi ám toán liền chạy nhanh tiến lại gần, tiện tay bứt hai chiếc lá trên cành rồi dùng nội lực phóng ra. Chiêu vừa rồi chàng dùng chỉ lực co ngón tay phóng lá chính là “Độc Chỉ Thần Thông”.

Mở mắt ra, Lưu cô nương như muốn giật bắn khi bết mình còn sống và trông thấy thi thể hai gã bạch y định giết nàng nằm chết ngay kế bên. Nàng ngạc nhiên không hiểu đã xảy ra chuyện gì.

Lưu tổng tiêu đầu, thanh y nhân, Võ Trường Xuân và cả bọn bạch y cũng không hiểu đã xảy ra chuyển gì. Họ không biết vì sao hai gã bạch y lại lăn đùng ra chết mà không thấy bất kỳ thương tích nào trên người nên lấy làm kinh dị.

Bọn họ không thấy thương tích trên người hai gã bạch y cũng là lẽ đương nhiên. Vì hai chiếc lá mà Lâm Phục phóng ra đã xuyên sâu vào cơ thể, cắt đứt kinh mạch bên trong, tạo ra cái chết thần không hay, quỷ không biết. Chứng tỏ thủ pháp của Lâm Phục đã đạt tới cảnh giới xuất quỷ nhập thần, ra tay giết địch nhân mà không một ai hay biết.

Ba gã bạch y đứng gần đó thấy kỳ lạ, không hiểu sao hai gã đồng bọn của chúng lại chết bất ngờ. Ba người bọn chúng đưa mắt nhìn nhau suy nghĩ một lúc rồi chỉ đao vào Lưu cô nương, quát:

- Tà thuật, tà thuật! Các huynh đệ, cùng xông lên giết ả đi!

Cả ba cùng vung đao xông vào nhằm ngay người Lưu cô nương mà bổ xuống.

Lưu cô nương từ lúc bị hai gã bạch y đá vào khuỷu chân thì đã bị thương, hai chân tê dại như rụng rời, khó mà đứng dậy ngay được. Nàng muốn gượng dậy cũng phải có thời gian cho chổ đau hồi phục. Nay vết thương còn đó đã gặp thêm ba gã bạch y sấn tới thì nàng không còn cách nào có thể chống đỡ được, cho nên lại tiếp tục rơi vào cảnh nguy nan đến tính mạng.

Bỗng nhiên xuất hiện một luồng kình phong lao về phía ba gã bạch y như vũ bão. Luồng kình phong lần này do Lâm Phục đánh ra mạnh mẽ hơn gấp mấy lần hai luồng khình phong của hai chiếc lá phóng ra lúc đầu.

Cùng với chiều tiến của luồng kình phong, Lâm Phục phi thân bay theo phía sau. Tuy xuất phát sau nhưng lại tới trước luồng kình phong đó, chàng một tay vòng ngang eo Lưu cô nương, một tay nắm lấy cánh tay nàng rồi ôm nàng nhảy sang bên tránh né. Chàng vừa đưa nàng ra khỏi chổ hiểm nguy, luồng kình phong cũng vừa tới ngay chỗ nàng ngồi, đập mạnh vào người ba gã bạch y đang lao vào.

Lâm Phục đánh ra một chưởng xuất luồng kình phong cho tới lúc ba gã bạch y trúng phải chưởng pháp rồi văng bật ra xa cả trượng, mồm học máu tươi, xương sườn vỡ vụn, lăn ra chết ngay, tất cả những tình huống trên chỉ diễn trong nháy mắt, thủ pháp mau lẹ cực kỳ.

Những người xung quanh trông thấy đều hết sức kinh ngạc không biết người nào vừa ra tay cứu Lưu cô nương thoát chết trong gang tấc.

Thấy nhi nữ của mình được bình an vô sự, chỉ thoát chết trong đường tơ kẻ tóc, Lưu tổng tiêu đầu liền vận thêm lực đánh ra một chiêu phản công mạnh chém vào đao của thanh y nhân rồi tung mình nhảy lùi lại phía sau.

Bất ngờ khi lão họ Lưu vận thêm nội lực vào kiếm đánh trả mạnh bạo, thanh y nhân liền nhảy sang bên tránh chiêu một cách mau lẹ cũng nhanh không kém.

Đẩy lùi được thanh y nhân, Lưu tổng tiêu đầu lo lắng chạy lại xem thương thế nhi nữ, hỏi:

- Châu nhi! Con có bị thương chỗ nào không?

Sau khi được Lâm Phục cứu thoát, Lưu cô nương vẫn đang ngồi bệch dưới đất, lắc đầu đáp:

- Nhi nữ không sao.

Ngồi kế bên Lưu cô nương, Lâm Phục ngẩn đầu nói với lão họ Lưu:

- Cô nương ấy chỉ bị thương nhẹ ở chân, không có gì nghiêm trọng. Để tại hạ giải khai huyệt đạo thì cô nương ấy sẽ lành ngay.

Không cần biết hai phụ nhi Lưu gia có đồng ý hay không, Lâm Phục đã nhanh tay đưa ngón trỏ và ngón giữa điểm lên huyện Xung Dương ở hai chân Lưu cô nương. Cứu người như cứu hỏa, chàng không chần chừ nghỉ đến việc nam nữ thụ thụ bất thân, giải huyệt đạo trước rồi mọi chuyện sẽ tính sau.

Khi Lâm Phục ra tay ôm eo cứu Lưu cô nương thì đã chạm vào thân thể nàng rồi nên nàng cũng không từ chối để cho Lâm Phục giải khai huyện đạo chạm vào người thêm một lần nữa. Khai thông được huyệt đạo, chân không còn cảm thấy đau, nàng đứng dậy ôm quyền vái tạ Lâm Phục:

- Đa ta công tử ra tay cứu mạng tiểu nữ!

Lâm Phục mỉm cười đáp:

- Không đáng chi!

Võ Trường Xuân thấy Lưu cô nương được bình an vô sự do một nam nhân khác cứu liền thở phào nhẹ nhỏm, tiến lại gần xem tình hình.

Bọn bạch y có mấy gã bị Võ Trường Xuân đánh trọng thương đang lom khom chồm dậy chạy về đứng phía sau thanh y nhân.

Lưu tổng tiêu đầu ngạc nhiên nhìn hán tử vừa ra tay cứu con mình, ôm quyền nói:

- Đa tạ công tử đã cứu con lão!

Đột nhiên xuất hiện một hán tử khí khái bất phàm, thân thể tráng kiện trợ giúp cho Chấn Hưng Tiêu Cục, thanh y nhân cả giận quát hỏi:

- Ngươi là kẻ nào sao dám nhúng tay vào việc này? Không lẽ ngươi cũng là người của Chấn Hưng Tiêu Cục?

Lâm Phục hiên ngang bước tới, dõng dạt nói:

- Thấy chuyện bất bình ra tay nghĩa hiệp không cần xưng danh tính.

Thanh y nhân cười khẩy nói:

- Hảo! Khẩu khí khá lắm. Để ta cho ngươi biết khi xen vào chuyện của người khác thì sẽ chuốc lấy hậu quả như thế nào!

Y vung đao thủ sẵn thế chuẩn bị giao chiến.

Lưu tổng tiêu đầu đưa tay ngăn Lâm Phục, nói giọng ôn tồn:

- Chuyện này là của tiêu cục chúng tôi, không liên can đến công tử. Bọn Thiên Lang Giáo này võ công rất cao cường, lão nghĩ công tử không phải địch thủ của bọn chúng, vì vậy công tử đừng đên can dự vào kẻo bị vạ lấy.

Lâm Phục cười nhẹ đáp:

- Thật không dám giấu gì Lưu tiền bối, vãn bối đã đứng phía sau thân cây kia và trông thấy hết mọi sự vừa xảy ra. Vãn bối vô cùng bất bình trước những hành động của bọn Thiên Lang Giáo. Trên đời lẽ nào không có đạo lý. Bọn đạo tặc cướp ngày này không cho chúng bài học thì chúng không biết trời cao đất dày là gì.

Lưu tổng tiêu đầu tiếp tục khuyên ngăn:

- Ta không biết công tử là người thế nào. Oán cừu ngày hôm nay là giữa Chấn Hưng Tiêu Cục và Thiên Lang Giáo, xin công tử hãy tránh sang bên, chuyện này cứ để cho ta giải quyết!

Ban đầu thanh y nhân hùng hổ xem bọn người tiêu cục không ra đinh cán gì, nhưng đến khi trông thấy có một hán tự lạ xuất hiện thì xem ra y có phần hơi dè dặt, để phòng cẩn thận hơn lúc đầu. Y nghe được lời đối đáp giữa hán tử lạ mặt và Lưu tổng tiêu đầu, bụng bảo dạ:

- “Nghe bọn chúng nói chuyện dường như là không hề quen biết từ trước. Võ công của gã kia xem chừng cũng rất cao thâm. Nếu gã và lão họ Lưu kia liên thủ thì một mình ta khó mà đối phó được. Ta phải nghĩ cách ly gián để có thể đơn đả độc đấu, có như vậy may ra mới nắm chắc phần thắng.”

Y cầm đao thanh quỷ đầu đao chỉ vào mặt Lâm Phục, hỏi:

- Ngươi là ai, người của bang phái nào, sao lại cả gan xen vào chuyện Thiên Ma Giáo bọn ta? Không lẽ ngươi lại muốn chết chung với bọn Tiêu Cục này?

Lâm Phục bình thản dõng dạt đáp:

- Ngươi không cần biết ta là ai.

Thanh y nhân khinh bỉ nói:

- Võ công của ngươi không biết cao thấp thế nào mà lại dám thách thức với ta. Ngươi không biết Thiên Lang Giáo bọn ta tiếng tăm vang dội cả một vùng trời hay sao?

Lâm Phục nghiêm giọng hỏi:

- Thiên Lang Giáo các nguơi là giáo phái phương nào sao ta chưa từng nghe? Lại còn nói là tiếng tăm vang dội một phương, đúng là ăn nói xằn bậy.

Lưu tổng tiêu đầu đồng tình với Lâm Phục, nói với thanh y nhân:

- Không sai! Lưu mổ ta hành tẩu trên giang hồ đã hơn ba mươi năm qua nhưng vẫn chưa hề nghe nói tới Thiên Lang Giáo nào cả. Cái tên này có phải do các ngươi bịa ra hay không? Ta nghĩ bọn đạo tặc các ngươi ăn không ngồi rồi nên nghĩ đại ra một cái tên đặt cho cả nhóm chứ gì.

Thanh y nhân cả giận nói:

- Bọn người Trung Nguyên các ngươi đúng là ếch ngồi đáy giếng, chẳng biết trời cao đất dày là gì. Ta nghĩ nếu nói ra căn nguyên Thiên Lang Giáo bọn ta thì các ngươi sẽ chết ngất đi vì sợ.

Y dừng lại, tay thò vào túi áo lấy ra một cây thánh lệnh bằng đồng dài hai tấc rưỡi giơ cao lên, nói:

- Thiên Lang Giáo bọn ta đến từ Tây Vực. Đây là lần đầu bước vào đất Trung Nguyên là muốn thống lĩnh các bang phái trong võ lâm, trở thành bá chủ thiên hạ, duy ngã độc tôn.

Bọn thủ hạ bạch y thấy thánh lệnh trện tay thanh y nhân đều đồng loạt quỳ sụp xuống sát đất xá dài, miệng không ngừng tung hô:

- Thiên Lang thần giáo, uy chấn thiên hạ, duy ngã độc tôn, hiệu lệnh quần hùng, giáo chủ thiên tuế, anh minh thần võ, công đức vô lượng, sánh ngang thiên địa.

Tám câu, ba mươi hai chữ được bọn bạch y đồng thanh hô vang không nhanh, không chậm mà rất đồng đều. Chúng tung hô tâng bốc giáo phái và giáo chủ của chúng lên đến tận thiên cung, quả là điêu ngoa xảo ngữ. Xem chừng bọn thủ hạ này ở trong giáo phái ngày nào cũng tung hô nên trở thành thói quen và nói rất chính xác, ngữ âm đều nhau khiến cho vang dậy cả một vùng sơn lâm rộng lớn xung quanh.

Nghe bọn bạch y tung hô giáo phái của chúng quá lỗ bịch, Võ Trường Xuân cả giận quát thanh y nhân:

- Thật là ngông cuồng. Với bản lĩnh làm giáo chủ Thiên Lang Giáo của ngươi mà cũng đòi thống lĩnh võ lâm ư! Ta khinh! Nếu ngươi dám gây hại đến võ lâm trung Nguyên này thì Võ Trường Xuân ta là người đầu tiên bước ra ứng chiến.

Thanh y nhân cười khẩy chế giễu rồi dõng dạt nói:

-Sai, sai! Ngươi đã sai rồi! Ta không phải là giáo chủ. Không ngại nói cho ngươi biết, ta là thiên sứ Thiên Lang Giáo, dưới quyền một người, trên quyền muôn người, danh xưng Liêu Nguyên.

Võ Trường Xuân trề môi chê bai nói:

- Liêu Nguyên, Liêu Nguyên, cái tên nghe đúng là không phải người Trung Nguyên. Có giỏi thì gọi giáo chủ của các ngươi ra đây xem y mạnh hơn hay nhân sĩ Trung Nguyên mạnh hơn.

Liêu Nguyên cười khanh khác nói:

- Giáo chủ bọn ta võ công đệ nhất thiên hạ. Đối phó với hạng người như ngươi không cần giáo chủ bọn ta ra tay.

Vừa dứt lời, y cầm thanh quỷ đầu đao toan sấn tới tới tấn công Võ Trường Xuân.

Thấy Võ Trường Xuân cầm trường kiếm định chống trả, Lâm Phục đưa tay ra ngăn lại, nói:

- Võ đại hiệp, hãy để tại hạ đối phó với y!

Võ Trường Xuân hập hực muốn xông vào phanh thây Liêu Nguyên nhưng vì thấy hán tử lạ mặt mở lời xin đối phó với Liêu Nguyên trước nên cũng đành nhận lời, nói:

- Thôi được! Công tử hãy cẩn thận!

Lâm Phục quay sang hỏi Lưu cô nương:

- Lưu cô nương, cô nương không ngại cho tại hạ mượn tạm thanh kiếm chứ?

Nghe Lâm Phục mở lời xin mượn kiếm, Lưu cô nương không ngần ngại liền đưa kiếm cho chàng.

Lâm Phục đưa tay đón lấy thanh trường kiếm của Lưu cô nương rồi thủ thế nhìn Liêu Nguyên, nói với giọng khách khí:

- Ta đã sẵn sàn! Mời ra chiêu!

Liêu Nguyên không nói lời nào, tay cầm đao hùng hổ xông vào tấn công Lâm Phục.

Người cầm kiếm, kẻ cầm đao, hai bên cùng xông vào nhau giao chiến ở trên không, vung khí giới chém thật mạnh. Đao, kiếm chạm nhau phát ra nhiều tiếng “keng keng keng”. Hai người lướt qua nhau rồi dùng chân đạp vào thân cây lấy thế quay trở lại tiếp tục vung khí giới đánh thêm mấy nhát “keng keng keng” nữa.

Đến khi Lâm, Liêu hai người sắp lao gần tới nhau lần ba, Liêu Nguyên vung đao sử chiêu “Hàng Vân Quyết” chém vào người Lâm Phục.

Lâm Phục đang phi thân trên không, bất tất thấy đòn đao của Liêu Nguyên nên ngã người ra sau tránh né được một chiêu hiểm độc. Chàng lật người lại, lướt qua người Liêu Nguyên, vòng tay ra sau vung trường kiếm chém vào sau lưng y.

Liêu Nguyên không ngờ nam nhân này có thể tránh né được đao pháp của y trên không. Trên giang hồ rất ít người có thể tránh né đòn trên không rồi tung đòn đánh trả. Bất ngờ trước chiêu phản kích của nam nhân này chém sau lưng, Liêu Nguyên vội đưa thanh đao ra phía sau, nghe “keng” một tiếng đã chống lại trường kiếm chém vào lưng.

Do kình lực kiếm pháp của Lâm Phục quá mạnh, Liêu Nguyên vừa chống đỡ xong, thân thể không trụ vững trên không, rơi ngay xuống đất, người đứng loạng choạng không kịp trụ vững, buộc y phải chạy theo quán tính thêm vài bước cho thân người khỏi chúi ngã.

Lâm Phục phi thân đứng trên một ngọn cây cao, nói:

- Võ công ngươi cũng khá lắm.

Liêu Nguyên quay mặt lại, không nói lời nào, tung mình phi thân lên chỗ ngọn cây Lâm Phục đang đứng. Y vừa nhảy lên vừa quát:

- Để ta cho ngươi nến thử mùi lợi hại của “Truy Phong Quyết”.

Vừa dứt lời, y phóng đao chém mạnh vào cành cây trong khi vẫn còn đang phi thân tới chổ Lâm Phục. Thân pháp y thi triển khinh công đồng thời vận nội lực xuất đao pháp trên cao mà không có điểm tựa quả là uy mãnh khó ai bì kịp.

Hai phụ nhi Lưu gia và Võ Trường Xuân tỏ ra kinh ngạc, tuy căm thù Liêu Nguyên nhưng cũng thầm thán phục võ công cao cường của y.

Bọn thủ hạ bạch y thì tung hô không ngớt khi thấy thủ lĩnh của chúng phô diễn tài nghệ.

Thấy Liêu Nguyên sấn tới với thế đao uy mãnh, Lâm Phục nhảy sang ngọn cây kế bên tránh né. Thân cây mà chàng đứng bị đao pháp của Liêu Nguyên xớt đứt khúc ngọn.

Chiêu thứ nhất không đã thương được Lâm Phục, Liêu Nguyên tiếp tục vung đao đánh ra chiêu thứ hai, rồi thứ ba, thứ tư, cứ thế liên tiếp mười mấy chiêu.

Lâm Phục từ ngọn cây này nhảy sang ngọn cây khác liên hồi, thoăng thoắc như vượn đu cây, thân pháp rất mau lẹ. Chàng nhảy đến ngọn cây nào thì Liêu Nguyên xớt mất ngọn của cây đó.

Lâm Phục cứ liên tiếp tránh né nhưng vẫn chưa phản kích. Chàng chú trọng mục quang quan sát thủ pháp của Liêu Nguyên để hiểu được ưu nhược của đối phương. Mặc dù đang bị Liêu Nguyên tấn công dồn dập nhưng mặt chàng vẫn bình thản, không có vẻ gì là bối rối.

Người xuất đao pháp mau lẹ, người thi triển khinh công tránh né còn mau lẹ hơn. Cứ như vậy, Liêu Nguyên đã xớt đứt gần cả chục ngọn cây. Cây nào cây nấy có đường kính hơn ba tấc mà y xớt ngọn trông như bổ một cành củi mục một cánh nhẹ nhàng, thủ pháp nhanh gọn, cổ tay xoay liên tục, quả thật đao pháp triễn khai rất linh diệu.

Đao pháp này của Liêu Nguyên mà sử ra đối với người khác thì có lẽ người đó dã mất mạng từ lâu chứ chưa nói gì tới có thể tránh được mười chiêu. Đằng này Lâm Phục liên tiếp tránh được mười mấy chiêu mà vẫn chưa phản kích xem ra võ công của chàng cao hơn Liêu Nguyên nhiều bậc.

Bọn thuộc hạ bạch y đứng phía ngoài thấy thủ lĩnh Liêu Nguyên của chúng càng đánh càng uy lực tỏ ra lấn áp được nam nhân kia nên buông lời tung hô:

- Thiên sứ Liêu Nguyên, võ công cái thế, đệ nhị thiên hạ, bách chiến bách thắng. Hoan hô, hoan hô!

Hai phụ nhi Lưu gia và Võ Trường Xuân lại có tâm trạng khác, họ không hoan hỷ như bọn Thiên Lang Giáo mà tỏ ra lo ngại, e sợ Lâm Phục sẽ không chống đỡ được thêm nhiều chiêu tiếp theo của Liêu Nguyên.

Lưu cô nương lúc đầu đã có cảm kích với Lâm Phục do chàng đã ra tay nghĩa hiệp cứu mạng. Nàng lo lắng cho Lâm Phục, muốn nhắc nhở cảnh báo nhưng vì không biết danh tính là gì nên đành lực bất tòng tâm.

Lưu tổng tiêu đầu thét to hỏi:

- Vị công tử gì đó ơi! Võ công của gã Liêu Nguyên này quả ư lợi hại, cậu có cần bọn ta trợ giúp không?

Lâm Phục mỉn cười nhìn xuống đáp:

- Lưu tiền bối yên tâm. Tại hạ thừa sức đối phó với y. Xin các vị hãy đứng tránh xa ra một chút là được!

Lưu tổng tiêu đầu cao giọng đáp:

- Vậy thì công tử hãy cẩn trọng!

Lão ngạc nhiên không hiểu vì sao nam nhân đó lại tự tin giao đấu với Liêu Nguyên. Nhưng dù thế nào thì lão cũng đành đứng ngoài quan sát vì khi cao thủ giao đấu thì bất kỳ ai cũng không được xen vào, đó là quy cũ trong giang hồ. Lão khuyên Võ Trường Xuân và tiểu nữ nên tránh xa ra chỗ chiến để tránh bị liên lụy.

Liêu Nguyên chém liên tiếp thêm mười mấy nhát đao nhưng vẫn mảy may không thể nào đả thương được Lâm Phục. Lâm Phục vẫn vung trường kiếm chống trả liên hồi. Đao kiếm hai người lại tiếp tục chạm nhau dữ dội. Hai người hết thi triển khinh công giao đấu trên những cành cây rồi lại nhảy xuống đất tiếp tục đấu không ngừng.

Liêu Nguyên cả giận quát hỏi:

- Tên kia, vì sao nãy giờ ngươi chỉ phòng thủ mà không phản kích? Không lẽ ngươi khinh thường võ công của ta? Đồ rùa đen, đồ nhát gan.

Quá ư tức giận trước việc Lâm Phục liên tiếp tránh né, Liêu Nguyên lại không đả thương được chàng nên y không kềm chế được đành buông lời xỉ vả. Y nghĩ khi buông lời thóa mạ thì nổ khí địch nhân sẽ xông lên và vị tất phải xuất chiêu giao đấu.

Lâm Phục nghe thấy vẫn bình thản mà không tỏ ra nóng giận. Nhiều năm hành tẩu trên giang hồ, chàng cũng đã nghe nhiều lời còn cay độc hơn, thô tục hơn của bọn hắc đạo khi chàng diệt trừ bọn chúng. Chàng nhìn Liêu Nguyên, nói:

- Này Liêu Nguyên! Chẳng qua nãy giờ ta nhường ngươi đánh trước mấy chiêu để gọi là nể ngươi vì võ công của ngươi cũng được liệt vào hàng cao thủ. Bây giờ ta mới ra chiêu đây! Xem này!

Vừa dứt lời, tay phải chàng cầm trường kiếm đưa lên trước mặt, tay trái nắm mũi kiếm, vận nội lực vào hai tay uống cong lưỡi kiếm thành hình vòng cung rồi bung mạnh về phía Liêu Nguyên.

Hai phụ nhi Lưu gia và Võ Trường Xuân trông thấy đều kinh ngạc, không ngờ thanh trường kiếm được luyện bằng sắt cứng cáp như vậy thế mà nam nhân kia lại dùng nội lực uốn cong nó mà không bị gãy đôi rồi lạ dùng lực bung mạnh ra, trên giang hồ hiện giờ những người có nội công cao thâm như vậy quả là hiếm có.

Thanh kiếm từ tay Lâm Phục bay ra xoay tròn tít trên không lao vụt tiến về phía Liêu Nguyên nhanh như phóng tiễn, chiều tiến của trường kiếm xé toạt không khí xung quanh nghe “vùn vụt”

Tình huống từ lúc Lâm Phục uốn cong trường kiếm cho tới trường kiếm lao đi diễn ra chỉ trong nháy mắt khiến Liêu Nguyên không kịp trở tay tránh né mà chỉ vội giơ thanh đao lên nhằm cản bớt lực kiếm đánh ra. Nhưng vô ích, do nội lực của Lâm Phục dồn vào quá mạnh nên trường kiếm đang xoay tít đã chém gãy đôi thanh đao của Liêu Nguyên rồi bay tiếp chém vào người y thêm năm, sáu nhát nữa mới văng ra phía sau rớt xuống đất.

Liêu Nguyên không những bị trường kiếm chém bị thương mà luồng kình phong hỗ trợ trường kiếm lao đi cũng khiến hai chân y phải trượt dưới đất lùi ra sau vài thước. Mặc dù bị thương nhưng chỉ là vết thương ngoài da, y không chịu khuất phục liền tung mình phi thân sấn vào Lâm Phục. Dù đao bị gãy làm đôi rơi xuống đất không còn dùng được nữa, y đành sử quyền cước tấn công địch nhân.

Lâm Phục từ trên ngọn cây nhảy xuống lao về phía Liêu Nguyên, tay phải đánh ra chưởng pháp “Đằng Vân Bái Tiên” rồi thu tay về tức khắc. Chưởng pháp này là một lộ trong “Cửu Tiên Thần Chưởng”. Chàng lộn người mấy vòng trên không, chân điểm nhẹ xuống đất, tư thế rất khoang thai nhẹ tựa lông hồng.

Thấy luồng kình phong xuất ra lao thẳng vào người, Liêu Nguyên bất ngờ trước chưởng pháp của Lâm Phục. Y giơ hai tay đánh ra song chưởng chống trả. Thủ pháp của y rất nhanh nhưng vẫn không sao sánh kịp luồng kình phong của Lâm Phục về tốc độ lẫn uy lực. Chưởng lực y vừa tung ra đã chạm ngay chưởng phong của Lâm Phục.

Chưởng phong đánh trúng vào hai tay của Liêu Nguyên khiến tay y tê dại, bất tất y phải dang hai tay ra để hở hộ khẩu nên bị luồng kình phong đánh thẳng vào ngực y.

Liêu Nguyên trúng chưởng phong lập tức văng ngược ra sau cả trượng, thân người té xuống đất bị trọng thương, miệng phun ra ngụm máu tươi.

Bọn bạch y Thiên Lang Giáo hốt hoảng chạy lại đỡ Liêu Nguyên đứng dậy xem thương thế.

Liêu Nguyên đứng lên, miệng phun thêm ngụm máu tươi, tay đưa lên che miệng, máu rướm qua các khẻ ngón tay, tay còn lại ôm những vết thương trên cơ thể do bị trường kiếm chém vào lúc nãy. Y vận chút chân khí đè nén cơn đau do vết thương gây ra, mắt nhìn trừng Lâm Phục, gằng giọng hỏi:

- Thật sự ngươi…ngươi là ai ?

Lâm Phục chống mũi kiếm xuống đất, tay trái nắm khuỷu tay phải, đáp:

- Ta là Lâm Phục. Ngươi có điều gì chỉ giáo ư?

Hai phụ nhi Lưu gia và Võ Trường Xuân liền giật mình, mắt tròn xoe tỏ ra ngạc nhiên khi nghe nam nhân hoàng y vừa đánh bại Liêu Nguyên xưng tên là Lâm Phục. Với thái độ của ba người này xem chừng cũng đã nghe qua danh tiếng của Lâm Phục.

Lưu tổng tiêu đầu hỏi:

- Cậu chính là Lâm Phục Lâm đại hiệp?

Lâm Phục ôm quyền gật đầu đáp:

- Chính là vãn bối.

Lưu tổng tiêu đầu hỏi tiếp:

- Là Lâm đại hiệp ở thành Nam Xương, người luôn hành hiệp trượng nghĩa danh tiếng lẫy lừng trên giang hồ những năm gần đây có phải thế không?

Lâm Phục đáp:

- Khiêm nhường, khiêm nhường! Lưu tiên bối quá lời, vãn bối không dám nhận.

Bọn thủ hạ Thiên Lang Giáo nghe Lâm Phục giới thiệu danh tánh đã làm ba người kia tỏ ra kinh ngạc liền có những lời mạc thị nói:

- Lâm Phục là cái thá gì.

- Hắn làm sao có thể so với giáo chủ bọn ta được.

- Phải đấy! Võ công của hắn cũng thỉ thuộc loại tầm thường.

- Chỉ cần giáo chủ bọn ta ra tay thì cho dù có mười gã Lâm Phục cũng chẳng là đinh cán gì.

Liêu Nguyên trợn mắt liếc nhìn bọn thủ hạ vừa xuất ngôn. Bọn thủ hạ bất tấc kinh dị sợ hãi vì biết đã nói lỡ lời. Nếu như bọn chúng khinh bỉ võ công Lâm Phục thấp kém thì chẳng khác nào nói bản lĩnh của Liêu Nguyên còn kém hơn, như vậy đã là đắc tội khinh mạc bề trên, ắt hẳn tránh không khỏi bị trừng phạt.

Giáo quy của Thiên Lang Giáo rất tàn độc, hễ ai phạm tội, không trung thành chủ nhân hay có lời bất nhã thì sẽ bị giết ngay không tha. Bởi thế khi trông thấy Liêu Nguyên trợn mắt nhìn thì ngay lập tức bọn thủ hạ bạch y đưa tay bịt miệng ngậm im thinh thích, không nói thêm lời nào.

Liêu Nguyên quay sang nói với Lâm Phục:

- Ngươi… ngươi khá lắm. Hãy đợi đấy! Bọn ta sẽ trở lại báo thù!

Nói rồi, y quay lưng bỏ đi. Y vẫy tay ra hiệu cho bọn thủ hạ cùng bỏ chạy.

Thứ Ba, 19 tháng 2, 2008

Hồi thứ hai

(Kim Trượng Xuất Hiện Thế Oai Phong)

Lâm Phục thấy bọn thủ hạ cùng xông lên, lần này chàng không nương tay nữa, nếu không bọn chúng sau khi bị đánh bại rồi cũng sẽ xông lên tấn công nữa. Chàng vận nội lực, tay phải đè nén từ từ đưa xuống hạ bàn, người đứng thấp xuống, tay trái đánh một vòng hình cung, bàn tay trái hợp với bàn tay phải ở hông bên phải rồi cùng vung ra song chưởng. Luồng kình phong xuất ra từ tay lao nhanh về phía bọn thủ hạ đang xông vào. Vừa phát chưởng phong, Lâm Phục đã vội thu ngay lại nhằm tránh sát thương nặng đối với bọn chúng.

Bọn thủ hạ gần hai mươi người trúng phải chưởng phong của Lâm Phục, tức khắc cả bọn cùng bị văng ra sau hơn mấy trượng, tên nào tên nấy nằm lăn lốc dưới đất, người bị thọ thương, mỗi tên một tư thế trông thật thảm thương.

Tiêu, Phong, Bao ba người vừa thấy chưởng pháp mà Lâm Phục vừa đánh đã há hốc mồm mà kinh ngạc. Bình thời một cao thủ xuất chưởng chứa đầy uy lực đã khó nhưng thủ pháp thu chưởng nhằm hạn chế việc đả thương đổi phương lại càng khó gấp bội. Quả thật trên đời khó có người đạt đến trình độ nội công xuất nhập theo y như Lâm Phục mà bọn họ vừa chứng kiến.

Bao Bất Bình nói:

- Đó chẳng phải là “Cửu Tiên Thần Chưởng” uy mãnh trong chốn giang hồ sao?

Lâm Phục đáp:

- Không sai! Đó chính là chiêu “Quy Tiên Hối Kháng” trong “Cửu Tiên Thần Chưởng”. Tại hạ chỉ dùng có ba phần công lực vì không muống giết bọn chúng. Còn ai muốn tiếp chiêu nữa thì cứ việc xông lên!

“Cửu Tiên Thần Chưởng” bao gồm chín lộ chưởng pháp uy chấn vang vọng khắp chốn giang hồ nhiều năm qua. Sở dĩ gọi là “Cửu Tiên Thần Chưởng” là vì khi xuất lộ chưởng pháp này thì người sử dụng với dáng điệu uyển chuyển như tiên múa vậy. Tuy chiêu thức và thủ pháp nhẹ nhàng nhưng kình lực phát ra lại hùng hậu khôn lường.

Tiêu, Bao hai người không chần chừ sợ hãi như lúc đầu. Cả hai người cùng nhau cầm khí giới xông vào tấn công Lâm Phục. Phong Thực Tiễn sau khi bị Lâm Phục đả thương cũng liền đứng phắt dậy, phi thân sấn tới xông vào trợ lực.

Tiêu Viễn Vong tung người phi thân lên cao cả trượng, tay cầm thanh loan đao sử chiêu “Phi Ưng Đoạt Thủ” chém ngang đầu Lâm Phục.

Bao Bất Bình khom người xuống thấp hạ bàn sử chiêu “Đơn Đao Liệt Bộ” chém ngang chân Lâm Phục.

Tiêu, Bao hai tên cùng cầm khí giới chém vào người Lâm Phục một lúc, kẻ chém ngang phía trên, kẻ chém ngang phía dưới. Đao pháp đánh ra rất mau lẹ, nội lực của hai gã vận vào thanh đao rất mạnh liệt, người nào trúng phải ắt hẳn sẽ bị chém làm làm ba khúc, đầu một nơi, thân và chân một nẽo. Chiêu này hai người bọn đã phải hợp lực sử dụng thành thạo nhiều lần và đã có không ít địch nhân chết không toàn thây bởi hai chiêu này.

Đối với Lâm Phục thì khác. Chàng tung người lên xoay trên không né tránh vào ngay khoảng giữa hai luồng đao xoạt ngang qua mảy may cách độ vài phân, cách né tránh chính xác đế khó ngờ.

Cùng lúc đó, Phong Thực Tiễn phóng nhanh xích sắt đánh vào người Lâm Phục.

Lâm Phục nghiêng mình sang bên tránh né, vận lực vào tay trái chộp lấy xích sắt giật mạnh về khiến Phong Thực Tiễn lại một lần nữa bị kéo bay tới như lần trước. Nhưng lần này thì khác, chàng vừa giật sợi xích về thì không giữ trong tay mà phóng đầu xích đánh vào người của Tiêu Viễn Vong.

Còn bỡ ngỡ khi đòn chém vừa rồi không đánh trúng Lâm Phục, ngay lập tức Tiêu Viễn Vong thất kinh thấy Lâm Phục phóng đầu sợi xích có gắn đĩa cưa của Phong Thực Tiễn về phía mình. Vô cùng hốt hoãn không biết sử lý thế nào, y chỉ còn cách là phi thân lùi ra xa để né tránh, nếu không khi y trúng phải sợi xích đó thì thân người sẽ bị cắt làm đôi, chết là cái chắc.

Còn Phong Thực Tiễn bị kéo nhào ra trước văng té xuống đất.

Sau khi ném xích sắt về phía Tiêu Viễn Vong, Lâm Phục điểm nhẹ chân nhún lên đã tiến lại gần Bao Bất Bình. Tay phải chàng vung quyền đánh ra nhanh vô cùng đấu với đao pháp của Bao Bất Bình. Đó chỉ là hư chiêu dẫn dụ, tay trái chàng luồng nhanh ra, tức khắc đã sử chiêu “Cầm Nã Thủ” chộp ngay cổ tay cầm đao của Bao Bất Bình mới là chiêu thật. Chàng vận lực vào bàn tay bẻ ngược cổ tay Bao Bất Bình khiến y chỉ kịp la lên một tiếng “Ối…” rồi buông luôn thanh đao ra. Tay phải chàng đưa ra chộp lấy thanh đao trên tay Bao Bất Bình đang rơi xuống, tay trái thu về đánh ra một quyền vào ngực của Bao Bất Bình.

Bao Bất Bình trúng phải quyền của Lâm Phục liền bị văng té bật ngửa ra sau vài thước.

Tiêu, Phong hai tên vừa bị Lâm Phục đánh ra khỏi vòng đấu khi thấy Bao Bất Bình bị đả thương liền chạy lại tấn công ngay tức khắc. Hai người đồng thanh hỏi:

- Bao huynh không sao chứ? Để bọn ta tiếp chiêu với y!

Tiêu Viễn Vong cầm loan đao lao thẳng vào giáp cận chiến với Lâm Phục. Phong Thực Tiễn gấp rút đứng dậy, tay trái cầm đuôi xích sắt, tay phải cầm đầu xích rồi cùng lao vào theo Tiêu Viễn Vong. Cả hai cùng vung khí giới chém vào người Lâm Phục.

Sau khi cướp được thanh đao trên tay Bao Bất Bình, Lâm Phục sử đao vung ra đối phó với hai khí giới của Tiêu, Phong hai người.

Loan đao của Tiêu Viễn Vong và đĩa cưa của Phong Thực Tiễn chạm vào thanh đao của Lâm Phục phát ra nhiều tiếng “Keng keng keng” nghe thật chói tai. Đôi bên giao chiến mấy chục chiêu đao pháp rất kịch liệt.

Bao Bất Bình đứng ngoài kinh hãi khi trông thấy đao pháp của Lâm Phục sử dụng rất tinh thâm và uyển chuyển như đang dùng kiếm. Xem ra Lâm Phục đúng là cao thủ thượng thẳng khi sử dụng cả quyền cước lẫn đao pháp đều linh hoạt và thuần thục.

Bọn thủ hạ đứng bên ngoài chỉ biết há hốc mồm mà kinh ngạc. Chúng không biết làm gì hơn ngoài việt đứng quan sát thủ lĩnh của chúng giao đấu với địch nhân.

Trong cuộc chiến ba người, Lâm Phục vận kình lực vào tay, vung đao chém mạnh vào hai khí giới của Tiêu, Phong hai người khiến khí giới rung động lan truyền từ mũi đi ngược xuống cán rồi truyền thẳng vào tay bọn họ. Kình lực sử đao của Lâm Phục mạnh mẽ, hùng hậu đã truyền vào tay của hai gã Tiêu, Phong khiến chúng bị tê liệt nên đành phải buông tay, bỏ khí giới xuống đất nghe “Leng keng”, đồng thời bọn chúng cũng bị trượt lùi ra sau bảy, tám bước, chân hơi khụy xuống trụ lại đễ không bị té ngã.

Phong Thực Tiễn liết nhìn Tiêu Viễn Vong rồi ngó Lâm Phục, nói :

- Võ công của y hơn hẳn hai chúng ta nhiều.

Tiêu Viễn Vong đáp:

- Không sai! Nội lực của y mạnh mẽ vô cùng.

Đối phó với bọn này, Lâm Phục chỉ mới vận có vài thành công lực và những chiêu thức tầm thường cũng đủ đả bại cả ba huống chi là bọn thủ hạ của chúng thì càng không đáng để so sánh.

Bọn thủ hạ sau khi trúng chưởng của Lâm Phục giờ đây đã lùi ra phía xa đứng sát vào tường để tránh bị vạ lây. Khi thấy thủ lĩnh bị địch nhân đã thương, bọn thanh y chạy lại đỡ Tiêu Viễn Vong, trong khi bọn lam y thì chạy lại đỡ Phong Thực Tiễn.

Lão hòa thượng bị điểm huyệt đứng phía góc miếu. Tuy lão không cử động được nhưng mắt lão đã trông thấy hết toàn bộ sự việc xảy ra, mở lời nói:

- A Di Đà Phật! Xin Lâm thí chủ hãy nhẹ tay!

Lâm Phục nghe lão hòa thượng ra chiều xin chàng nương tay cho bọn Bao Bất Bình, vội quay người sang cuối đầu đáp:

- Xin đại sư yên tâm! Vãn bối chỉ đả thương cảnh cáo bọn họ chứ không có ý hạ sát.

Lão hòa thượng gật gù nói:

- Đa tạ Lâm thí chủ có lòng từ bi. Thiện tai, thiện tai !

Lâm Phục hỏi:

- Bọn người này tuy đã vô lễ với đại sư, vãn bối thay mặt đại sư cho chúng một bài học thích đáng, đại sư thấy thế nào?

Lão hào thượng lắc đầu đáp :

- Phật Tổ có đức hiếu sinh, tha được thì cứ tha. Bần tăng và các vị thí chủ đây không thù không oán thì sao gọi là vô lễ hay không vô lễ. Có lẽ các vị thí chủ đây hiểu lầm bần tăng là địch nhân nên mới ra tay động thủ trước, mong Lâm thí chủ hay tha cho họ!

Bao Bất Bình vừa đứng dậy sau khi bị Lâm Phục đánh ngã liền xen vào cải với lão hòa thượng:

- Từ bi cái mốc xì. Đừng có khẩu Phật tâm xà ở đây. Đã bước ra giang hồ làm gì có chuyện nương tay khi giao đấu với địch thủ. Chẳng qua là công lực bọn ta chưa đủ mới thất thế như vầy.

Tiêu Viễn Vong mặt mày tức tối nói:

- Lão trọc kia nói nhiều quá, giết quách đi cho rồi! Ta ghét nhất là kẻ khác nói chuyện từ bi, Phật pháp ở đây.

Vừa dứt lời, y liền phi thân xông vào vung một chưởng nhằm vào lão hòa thượng mà đánh chết. Thân người còn đang trên không, chưởng pháp chưa đến được người lão, y cảm thấy có một luồng kình phong từ phía dưới đang lao thẳng vào người. Y giật mình kinh sợ vội thu chưởng về phi thân lộn vài vòng nhày lùi ra sau, đứng lại vị trí ban đầu.

Luồng kình phong đó bay vụt qua trước mặt Tiêu Viễn Vong trúng ngay cây cột trong miếu hoang phát ra tiếng “Bùm” khiến các lớp sơn và lớp bọc của gỗ bong tróc ra thành hàng trăm mảnh vụn rơi lã chã. Luồng kình lực này chính do Lâm Phục đánh ra. Chàng thấy Tiêu Viễn Vong định ám toán lão hòa thượng nên phi thân lại gần vung chưởng nhằm ngăn cản không cho y tiến lại ám hại lão.

Lâm Phục cả giận nhíu mày nhìn Tiêu Viễn Vong, gằng giọng nói:

- Ngươi thật là bỉ ổi, đê hèn. Ta không ngờ ngươi là trại chủ Hắc Phong Trại nổi danh một phương mà lại đi ám hại một vị đại sư không có khả năng kháng cự. Việc này mà truyền ra ngoài thì thanh danh ngươi há chẳng còn gì sao.

Trông lúc Lâm Phục đang nhìn Tiêu Viễn Vong với vẻ khinh bỉ, Bao Bất Bình lên tiếng nói:

- Lâm Phục, ngươi hãy quay lại xem đây là vật gì!

Lâm Phục nghe Bao Bất Bình nói liền quay sang xem y muốn cho thấy điều gì.

Những người còn lại không hẹn mà cùng nhìn vào Bao Bất Bình xem có chuyện gì đặc biệt.

Bao Bất Bình tháo dây đeo trước ngực rồi vòng tay ra sau lưng lấy vật được bọc bằng tấm vải nâu đưa ra trước mặt.

Vật này chính là nguyên nhân gây ra cuộc chiến hôm nay. Vật mà Tiêu, Phong, Bao ba người gây tranh cãi để chiếm giữ và cũng chính là vật mà Lâm Phục muốn đòi lại.

Bao Bất Bình cầm bọc vải đó quăng lên cao cả trượng. Vật đó vừa được tung lên, những lớp vải bọc xung quanh liền bung ra tứ phía rách thành trăm mảnh bay tứ tung, rơi lả chả vươn vãi khắp nơi dưới đất. Nội lực của Bao Bất Bình xé toạt mảnh vải để lộ ra một ánh sáng chói lòa. Tia nắng mặt trời xuyên qua những lổ thủng trên mái ngói ngôi miếu hoang rọi thẳng vào vật đó làm nó phát ra một vầng kim quang rực rỡ như những thỏi vàng khối, ánh kim quang tiếp tục phản xạ khắp phương đập vào cặp mắt tất cả những người trong miếu đang chăm chú nhìn vào.

Tất cả mọi người trông thấy vật đó một cách tường tận dưới tia nắng mặt trời không hẹn mà cùng kêu “Ồ…” lên một tiếng làm vang vọng cả ngôi miếu hoang. Tất cả bọn thủ hạ đứng phía ngoài đồng thanh nói:

- Thiên hạ vô địch, đệ nhất kim trượng.

Tiêu Viễn Vong mắt sáng quắc, ngạc nhiên nói:

- Quả đúng như lời đồn đãi.

Phong Thực Tiễn tiếp lời:

- Trăm nghe không bằng một thấy. Nó quả nhiên thật là đẹp, đúng là một loại binh khí có một không hai.

Việc Tiêu, Phong hai người tỏ vẻ kinh ngạc khi trông thấy thanh kim trượng cũng là lẽ thường tình, mặc dù họ cùng Bao Bất Bình lấy trộm được. Như đã nói thì người đích thân động thủ trộm lấy kim trượng chính là Bao Bất Bình nên y mới đeo nó trên người, hai người kia chỉ trợ giúp nên chưa thấy qua là điều hiển nhiên.

Thanh trượng rớt xuống sau một hồi lơ lửng trên không, Bao Bất Bình đưa tay ra chộp lấy rồi đưa lên cao với dáng vẻ oai vệ, nói:

- Không sai! Đây chính là Kim Long Huyền Trượng mà các cao thủ trong võ lâm đều muốn có được để trở thành võ công đệ nhất thiên hạ.

Tám chữ “Thiên hạ vô địch, đệ nhất kim trượng” đó là tên mà trong giới giang hồ đặt cho thanh Kim Long Huyền Trượng. Nó là một thanh trượng dài hơn bảy tấc và nặng chừng hơn bảy mươi cân với đỉnh đầu được trạm khắc hình đầu rồng rất tinh sảo, toàn thân thanh trượng được mạ một lớp vàng bóng bẩy rất sáng láng. Vào ban đêm, nó có thể phát sáng nhờ hai viên “Dạ minh châu” rất quý hiếm dùng làm đôi mắt. Đồng thời khi hấp thụ tinh hoa nhật nguyệt nó sẽ tỏa ra một vòm năng lượng kim quang sáng chói cực mạnh với kình lực vô biên.

Nếu dùng Kim Long Huyền Trượng làm vật trao đổi hàng hoá thì có cả ngàn vạn lạng vàng cũng chưa chắc mua được. Ngoài giá trị về mặt vật chất, tuy không có khía cạnh sắc bén nhưng nó là một binh khí rất lợi hại, bao nhiêu khí giới như đao, kiếm, thương, côn, phi tiêu, ám khí không thể đối chọi lại. Kim trượng đập vào sắt sắt phải cong, đập vào đá đá phải vỡ, đánh vào nước nước văng tung tóe tạo luồng nước xoáy ngay trung điểm, uy lực không biết sao kể xiết.

Bao Bất Bình nói với Lâm Phục:

- Mấy năm nay, ngươi dùng Kim Long Huyền Trượng này để trừ gian diệt bạo, nhờ vậy mà ngươi trở thành đại hiệp trong võ lâm, được mọi người xem trọng và nể phục. Lần này ta sẽ dùng nó để chống lại ngươi xem ngươi đối phó thế nào.

Y vận nội lực truyền vào thanh trượng, tay phóng trượng đánh ra một chưởng vào người Lâm Phục. Luồng kình phong phát xuát lao nhanh ra như vũ bão.

Lâm Phục nhanh nhẹn phi thân lên cao né tránh. Chưởng phong bay vụt qua phía dưới chân chàng, va vào vánh tường đánh Bùm” một tiếng thật to, bức tường thủng một lổ bằng miếng đệm lót ghế, những viên gạch vỡ vụn rơi rụng tứ tung.

Chưởng đầu chưa dứt khi không đánh trúng Lâm Phục, chưởng sau của thanh trượng mà Bao Bất Bình tung ra ngay sau đó lại nối tiếp, nhưng lần sau lại mạnh hơn lần đầu.

Lâm Phục đang còn trên không liền vận lực vào tay xuất ra chưởng pháp đánh xuống. Chiêu mà chàng vừa sử dụng gọi là “Tiên Nhân Hạ Phàm” nằm trong lộ “Cửu Tiên Thần Chưởng”.

Hai luồng kình phong chạm nhau ở khoảng không, cách giữa nơi hai người đang đứng phát ra tiếng “Uỳnh” thật to rồi tan biến không còn dư lực.

Bao Bất Bình thấy chưởng pháp của y có thể chống đỡ lại chưởng pháp của Lâm Phục nên tỏ ra khoan khoái, đắc ý cười nói:

- Nhờ có Kim Long Huyền Trượng trong tay mà nội lực của ta tăng lên gấp bội. Kim Long Huyền Trượng quả không sai với lời đồn trong võ lâm, đúng là một thứ vũ khí lợi hại.

Lâm Phục lắc đầu nói gạt đi:

- Sai, sai rồi! Thật sự ngươi không biết gì về Kim Long Huyền Trượng. Ngay cả cách sử dụng Kim Long Huyền Trượng ngươi cũng không biết thì sao có thể phát huy được hết uy lực của nó. Đâu phải người nào sử dụng nó đều sẽ trở thành thiên hạ vô địch.

Vừa dứt lời, chàng lao nhanh về phía Bao Bất Bình. Tay phải chàng đưa thẳng ra phía trước, các ngón tay co quắp lại nhằm ngay cổ họng Bao Bất Bình mà chộp lấy.

Bọn đệ tử của Ô Hợp Bang thấy bang chủ Bao Bất Bình sắp gặp nguy hiểm liền hô to:

- Bang Chủ, coi chừng!

Bao Bất Bình vẫn còn đang dưng dưng tự đắt ý, bỗng nhiên nghe bọn thủ hạ la toán cảnh báo và thấy Lâm Phục lao nhanh tới gần định chộp cổ, y bất ngờ giật bắn mình. Y vội dùng thanh trượng giơ lên đánh vạt ngang qua nhằm cản tay Lâm Phục.

Với thế đánh uy mãnh của Bao Bất Bình, nếu như dại dột đưa tay vào sẽ bị kim trượng đánh gãy tay như chơi. Lâm Phục biết rõ điều đó vội thu tay phải về. Ngay lập tức chàng đưa tay trái lên, ngón tay cũng co quắp lại tấn công Bao Bất Bình. Thật sự chiêu đầu chẳng qua là hư chiêu, chiêu sau mới là thật. Hai chiêu vừa rồi đều là “Cầm Nã Thủ”.

Trong giới võ lâm, các cao thủ khi xuất chiêu đều hư hư thật thật biến ảo khôn lường. Có như vậy mới có thể áp chế và thắng được đối phương. Do võ công của bọn Bao Bất Bình cũng như bọn thủ hạ của chúng còn kém xa so với Lâm Phục nên không thể nhìn ra đâu là chiêu thật, đâu là chiêu hư.

Bao Bất Bình vội đưa tay trái lên trước ngực chống đỡ, tay phải cầm thanh trượng đánh vào hạ bàn Lâm Phục.

Lâm Phục nhanh chóng thu chân về tránh không cho đối phương đánh trúng vào hạ bàn rồi chuyển thế đánh chống đỡ lại các chiêu số của Bao Bất Bình. Chàng thừa cơ đối phương để lộ sơ hở liền phản kích. Chàng tay không sử dụng quyền pháp giao đấu, trong khi Bao Bất Bình lại có kim trượng trong tay.

Đã là cao thủ trong võ lâm thì cho dù có dùng tay không đánh với đối phương trong khi đối phương sử dụng binh khí cũng là chuyện thường. Điều này được chứng minh khi nãy một mình Lâm Phục đấu với ba tên Bao, Tiêu, Phong mà trong tay không hề có binh khí.

Dùng quyền pháp đánh được mười mấy chiêu, Lâm Phục khẽ xoay nhẹ người dùng tay trái vung ra một quyền đấm vào giữa ngực Bao Bất Bình.

Bao Bất Bình trúng phải một quyền của Lâm Phục liền phun ra một ngụm máu, hai tay đưa ra phía trước, người thóp lại trượt lùi ra sau vài thước. May mắn thay lưng y đụng vào cột miếu phía sau nên dừng lại kịp không bị té ngã.

Ngay lúc đó, Lâm Phục nhún chân sấn tới nhanh tay đưa ra chộp lấy Kim Long Huyền Trượng trên tay Bao Bất Bình. Sẵn thế, chàng phi thân nhảy lên đá hữu cước ngang mặt Bao Bất Bình khiến y xoay mấy vòng trên không rồi té lăn tròn dưới đất.

Thấy Lâm Phục đánh bại Bao Bất Bình bằng quyền pháp, lão hòa thượng nói:

- Quyền pháp vừa rồi mà Lâm thí chủ sử dụng có phải là “Kim Cang Quyền”?

Tiêu, Phong, Bao ba người đều tỏ ra kinh ngạc khi nghe thấy lão hòa thượng nói đến “Kim Cang Quyền” mà Lâm Phục vừa sử dụng.

Nguyên võ công “Kim Cang Quyền” vốn là một trong thất thập nhị tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm nổi danh trong chốn võ lâm mấy trăm năm qua không ai không biết. Lão hòa thượng này vừa trông thấy Lâm Phục sử chiêu đã nhìn ra ngay, xem ra lão nếu không xuất thân từ Thiếu Lâm thì cũng phải có một chút can hệ gì đó.

Phong Thực Tiễn nói:

- Không ngờ gã Lâm Phục này lại biết nhiều loại võ công tuyệt thế uy trấn thiên hạ như vậy.

Tiêu Viễn Vong nhìn Lâm Phục rồi quay sang nói với Phong Thực Tiễn:

- Cho dù hắn có biết nhiều loại võ công thượng thặng gì đi nữa thì hôm nay cũng phải giải quyết cho xong món nợ này. Xông lên!

Tiêu, Phong hai người khom người nhặt lại khí giới rồi đồng loạt xông vào tấn công Lâm Phục.

Lâm Phục nói với Tiêu, Phong hai người:

- Hảo! Nếu các ngươi đã muốn vậy, ta sẽ cho các ngươi lĩnh giáo thêm một loại võ công nữa.

Chàng vận nội lực truyền vào thanh trượng rồi phóng ra một chưởng. Luồng kình lực của Chàng kết hợp với kim quang chói lòa của thanh trượng tạo thành luồng kình phong xoáy to lớn lao vụt thật nhanh về phía Tiêu, Phong hai người.

Hai gã đó thấy luồng kình phong của thanh trượng lao nhanh về phía mình như vũ bão liền hoảng hồn, kinh sợ vội nhảy sang bên, lăn không né tránh đòn tấn công.

Mặc dù nhanh chân né sang bên nhưng hai gã đó vẫn chịu tác động không nhỏ của luồng kình phong bay vụt ngang qua. Luồng kình phong đó không có vật gì cản trở liền lao thẳng vào bức tường phía sau đánh “Rầm” một tiếng thật to vang dội cả ngôi miếu hoang, bức tường vỡ toan thủng một lỗ thật to vừa ba người bước qua, gạch tường rơi vãi vụn thành những mảnh nhỏ như những viên sỏi. Lỗ thủng này so với lỗ thủng mà Bao Bất Bình đánh chưởng ra thì đúng là một trời mội vực, cái này to gấp mấy lần cái kia quả không sao so sánh được. Dư lực chưa dứt khiến cho bức tường xuất hiện những đường rạn nứt rõ nét phát ra âm thanh nghe “Răn rắc”.

Lâm Phục thu chưởng pháp về nhìn bọn địch nhân trong miếu hoang, nói:

- Ta đã dùng “Thiên Hải Thần Công” kết hợp với uy lực của Kim Long Huyền Trượng để xuất ra một chưởng như vậy. Kẻ nào không phục thì cứ bước lên tiếp chiêu. Ta xin lĩnh giáo!

Cả bọn nghe đến “Thiên Hải Thần Công” kết hợp với uy lực của kim trượng đều vô cùng kinh ngạc và sợ hãi, kẻ nào kẻ nấy mặt trắng bệch, người rung lẩy bẩy, chân nhũn ra đứng không vững.

Phong Thực Tiễn đổi thái độ lên tiếng nói với giọng nhu hòa:

- Lâm đại hiệp! Bọn tiểu nhân có mắt như mù, không biết Thái Sơn trời cao đất dầy là gì. Có gì đắc tội mong Lâm đại hiệp lượng thứ.

Bao Bất Bình đang bị trọng thương cũng cố gượng đứng dậy, tiếp lời nói:

- Phong huynh nói đúng! Bọn tiểu nhân đã cả gan mạo phạm tới Lâm đại hiệp, mong Lâm đại hiệp bỏ qua, đại nhân không chấp nhất kẻ tiểu nhân. Chẳng qua là vì chúng tôi hám danh nên muốn có được Kim Long Huyền Trượng để trở thành đệ nhất thiên hạ, chứ thật ra cũng không muốn gây thù chuốc oán với Lâm đại hiệp làm chi cho khổ não.

Phong Thực Tiễn nói tiếp:

- Đúng đấy! Bọn tiểu nhân bây giờ đã biết chỉ có Lâm đại hiệp mới thật sự là người xứng đáng sử dụng Kim Long Huyền Trượng. Quả thật khi thấy Lâm đại hiệp phát huy uy lực vô biên của Kim Long Huyền Trượng thì chúng tôi bội phục vạn lần.

Lâm Phục cũng ngạc nhiên không ngờ Phong, Bao hai người lại thay đổi thái độ và cách xưng hô nhanh đến như vậy. Chàng nghĩ có lẽ bọn họ đã kiếpp sợ uy lực của mình, đáp:

- Ta thật sự không cho rằng chỉ vì lời đồn của Kim Long Huyền Trượng mà các cao thủ trong võ lâm đều muốn tranh giành lấy nó. Quả thật mọi người không đáng phải bỏ mạng vì thanh kim trượng này.

Bao Bất Bình nói:

-Trong vòng năm năm nay, tiếng tăm của kim Long Huyền Trượng và Lâm đại hiệp luôn sóng đôi cùng nhau không ai không biết. Mọi người đều cho rằng có lẽ vì có Kim Long Huyền Trượng trong tay mà Lâm đại hiệp mới được rạng danh chốn giang hồ. Nhưng khi nãy giao đấu với Lâm đại hiệp thì chúng tôi mới nhận ra nếu như không có Kim Long Huyền Trượng trong tay thì Lâm đại hiệp vẫn là một đại cao thủ khó ai bì kịp.

Nghe được những lời khen của hai gã Phong, Bao nhưng Lâm Phục vẫn bình thản không tỏ vẽ đắc ý, chỉ cười lạt nói:

- Bao huynh quá lời.

Lâm Phục là một người biết mình biết ta. Chàng biết rõ bản lĩnh võ công của mình mạnh yếu thế nào. Tuy đã nghe nhiều lời tưng bốc của các nhân sĩ giang hồ nhưng chàng vẫn khiêm tốn, không tỏ cao ngạo, cách hành sử như vậy mới đáng mang danh đại hiệp.

Phong, Bao hai người đưa mắt nhìn nhau gật đầu như hiểu ý rồi cùng tiến tới vài bước, quỳ xuống trước mặt Lâm Phục. Hai người ôm quyền nói:

- Sau sự việc này, bọn tiểu nhân thật sự tâm phục khẩu phục bản lĩnh và tài nghệ của Lâm đại hiệp. Bái phục, bái phục!

Ngạc nhiên thấy Phong, Bao hai người bỗng quỳ trước mặt với thái độ kính nể, Lâm Phục trong lòng se lại và thay đổi cách nhìn về họ, nói:

- Hai vị đừng làm thế! Xin hai vị hãy đứng lên! Nếu hai vị đã nói vậy thì tại hạ cũng không chấp nhất chuyện này làm chi, mọi chuyện cứ cho qua là xong!

Thấy thái độ ăn năn thành khẩn của Phong, Bao hai người, Lâm Phục cũng dịu giọng bỏ qua chuyện chúng cướp Kim Long Huyền Trượng và không tính toán ân oán nữa, xem như xí xóa mọi chuyện.

Bao Bất Bình nói thêm:

- Đa tạ Lâm đại hiệp lượng thứ.

Nói rồi, y cùng Phong Thực Tiễn dập đầu ba cái xá dài trước mặt Lâm Phục.

Bọn thủ hạ thấy Phong trang chủ và Bao bang chủ của chúng thành khẩn lạy phục Lâm Phục nên cũng đành quỳ xuống vái theo.

Bối rối khi có nhiều người lạy phục trước mặt, Lâm Phục quay sang hỏi lão hòa thượng:

- Đại sư, người thấy vãn bối phải làm thế nào là hợp đạo lý?

Lão hòa thượng đáp:

- A Di Đà Phật! Tha được thì cứ tha. Mọi sự Lâm thí chủ cứ quyết định!

Lâm Phục quay lại nói với Phong, Bao hai người:

- Hảo! Sống trong giang hồ thà thêm một bằng hữu còn hơn thêm một kẻ thù. Mọi chuyện hôm nay bỏ qua hết. Tại hạ mong các vị sẽ cải tà quy chính, nên làm nhiều vệc thiện hơn.

Phong, bao hai người cùng bọn thuộc hạ đồng thanh hô to ba lần:

- Đa tạ Lâm đại hiệp tha mạng!

Lâm Phục nói:

- Lúc đầu các vị đắc tội với vị đại sư đây, tại hạ nghĩ các vị cũng nên có lời xin lỗi thích đáng!

Cả bọn cùng quay sang vái lão hòa thượng.

Bao Bất Bình thay mặt cả bọn mở lời nói với lão hòa thượng:

- Lúc nãy chúng tiểu nhân mạo phạm tới đại sư, mong đại sư hãy tha thứ. Đa tạ đại sư đã cho chúng tôi một lối thoát.

Lão hòa thượng mặt vẫn thản nhiên ôn tồn niệm:

-A Di Đà Phật.

Xem thái độ của lão như vậy thì đúng là lão không chấp nhất và quyết bỏ qua mọi chuyện.

Phong Thực Tiễn giật mình như sực nhớ ra chuyện gì liền nói:

- Ấy chết! Khi nãy điểm huyệt đại sư mà chưa giải. Để tại hạ giải huyệt cho đại sư!

Y toan đứng lên tiến lại chỗ lão hòa thượng đang đứng, bỗng nhưng nghe lão nói:

- Không cần đâu! Trong lúc các vị đang giao chiến thì bần tăng đã tự giải huyệt đạo trên người rồi.

Mọi người nghe lão hòa thượng đã tự khai thông huyện đều ngạc nhiên đưa mắt nhìn nhau. Trên đời phải là người có nội công thâm hậu mới có thể vận hành chân khí khai thông huyệt đạo, bằng không thì ít nhất cũng phải sau mười hai canh giờ thì huyệt đạo mới tự giải được.

Lâm Phục ngạc nhiên nói:

- Nội công của đại sư thật là cao thâm. Bội phục, bội phục!

Bỗng nhiên Tiêu Viễn Vong sau một hồi im lặng liền xen vào nói ngang:

- Tại hạ xưa nay ít có khâm phục ai. Đây là lần đầu tiên tại hạ mới thật sự khâm phục Lâm đại hiệp cả nghĩa khí, võ công lẫn đức độ.

Y quay sang vái lão hòa thượng một cái, nói:

- Đại sư. Đã thất lễ!

Vừa dứt lời, y phẩy tay ra hiệu nói với bọn thủ hạ:

- Theo ta về Hắc Phong Trại!

Y nhanh chân bước ra khỏi Tịnh Đàn Miếu. Bọn thủ hạ thanh y lục tục đi theo phía sau, trong chốc lát đã đi khuất khỏi ngôi miếu.

Tiêu Viễn Vong là người mặt lạnh như băng, khí khái cao ngạo, ít khi khuất phục ai. Khi nãy Phong, Bao hai người chịu hạ thấp thanh thế quỳ lạy Lâm Phục trong khi đó y vẫn đứng hiên ngang không tỏ vẻ khúm núm cũng đủ chứng minh. Tính khí cương trực của y không ai là không biết, tuy thất thủ trước địch nhân nhưng vẫn không tỏ vẽ khiếp nhược mà hạ mình, quả đúng là trên đời hiếm người có dũng khí như vậy. Y thấy Phong, Bao hai người mang danh là thủ lĩnh một bang hội nhưng không có tinh thần kiên định nên chỉ hừ một tiếng rồi bỏ đi không thèm ngó tới cho dù bọn họ là chỗ quen biết.

Sau khi cả bọn người Hắc Phong Trại bỏ đi. Bao Bất Bình nói với Lâm Phục:

- Bọn tiểu nhân sau này sẽ cải tà quy chính, hành thiện tích đức. Nếu có sai phạm sẽ chịu tội trước Lâm đại hiệp.

Phong Thực Tiễn tiếp lời:

- Đúng vậy, đúng vậy! Nếu có sai phạm, chấp nhận chịu tội không một lời than oán.

Lâm Phục nói:

- Nếu các hạ chịu cải tà quy chính thì hay quá. Tại hạ nghĩ sau này có gặp lại sẽ không phải đánh một trận như vầy mà là uống với nhau vài chục bát rượu cho sảng khoái.

Phong, Bao hai người ôm quyền nói:

- Vinh hạnh, vinh hạnh. Chúng tôi cũng mong có ngày đó. Xin cáo từ!

Nói rồi, hai người liền ra hiệu cho bọn thủ hạ cùng nhau rời khỏi miếu hoang.

Bao Bất Bình và thủ hạ trở về Ô Hợp Bang.

Phong Thực Tiễn cùng thủ hạ trở về Bình Định Sơn Trang. Bọn thủ hạ thu dọn ba xác chết lam y là đồng môn của chúng rồi cất bước ra đi.

Chờ bọn người kia đi khuất, Lâm Phục quay sang nói với lão hòa thượng:

- Vãn bối thấy nội công của đại sư rất thâm hậu, sao người không đánh trả lại bọn chúng mà để chịu thiệt như vậy?

Lão hòa thượng từ tốn đáp:

- Bần tăng chỉ chuyên tâm tu hành, không thích luyện võ chỉ vì không muốn đả thương hay giết hại người khác.

Lâm Phục nói:

- Đại sư quả có đức hiếu sinh.

Lâm Phục vừa nói chuyện vừa lấy mảnh vải cũ bọc lại thanh kim trượng nhằm không cho kẻ khác trông thấy mà nổi lòng tham. Chàng hỏi lão hòa thượng:

- Vãn bối và đại sư gặp nhau ở đây xem như có duyên. Không biết xưng hô với đại sư thế nào?

Lão hòa thượng đáp:

- A Di Đà Phật. Bần tăng pháp hiệu Giác Minh.

Lâm Phục ngạc nhiên nói:

- Hóa ra là Giác Minh đại sư. Đại sư thuộc hàng chữ Giác, vậy đại sư đích thị là cao tăng của Thiếu Lâm Tự.

Giác Minh đại sư đáp:

- Không sai! Bần tăng chính là hòa thượng ở Thiếu Lâm Tự.

Nguyên phái Thiếu Lâm phai chia các đời tăng chúng gọi theo pháp hiệu, chuyện này trong võ lâm không ai không biết. Bất kỳ ai nghe được pháp hiệu thì cũng có thể đoán ra người đó có địa vị cao thấp như thế nào torng Thiếu Lâm Tự.

Lâm Phục hỏi:

- Phương trượng Giác Viên đại sư có quan hệ như thế nào với đại sư?

Giác Minh đại sư đáp:

- Phương trượng Giác Viên là sư đệ của bần tăng.

Lâm Phục nghe vậy, mắt tròn xoe, “Ồ” lên một tiếng nói:

- Vãn bối không biết đại sư là người đức cao vọng trọng trong Thiếu Lâm Tự. Thật là thất lễ vô cùng!

Chàng dừng lại một chút rồi hỏi:

- Chẳng hay đại sư có việc gì đi ngang qua đây mà để bọn người kia khống chế vậy?

Giác Minh đại sư đáp:

- Bần tăng rời Thiếu Lâm Tự để đi khắp nơi tìm thảo dược về pha chế dược liệu, tình cờ đi ngang qua đây dừng chân nghỉ ngơi một lát tránh nắng bữa trưa. Nào ngờ, gặp các thí chủ kia, bần tăng không hay biết chuyện gì thì bị họ khống chế rồi, may mắn là Lâm thí chủ đến giải vây kịp thời.

Chưa đợi Lâm Phục nói, Giác Minh Đại sư mở lời hỏi:

- Lâm thí chủ sao lại để bọn nguời kia lấy cắp Kim Long Huyền Trượng vậy?

Lâm Phục thẹn đỏ mặt đáp:

- Nói ra thật là hổ thẹn. Do vãn bối sơ xuất nên đã để Kim Long Huyền Trượng lọt vào tay kẻ gian.

Lâm Phục quay sang nhìn ra phía cửa kể lại:

- Chuyện là vầy. Phủ của vãn bối ở Nam Xương. Nhân lúc vãn bối đi qua thăm một người bằng hữu từ đêm hôm trước. Sáng này về đến phủ thấy bọn gia đinh người nào người nấy cũng bị thương tích không nhẹ, biết ngay có chuyện không lành, vãn bối hỏi quản gia thì biết được có kẻ vừa đột nhập vào phủ cướp đi Kim Long Huyền Trượng. Sau đó, vãn bối dùng kinh công truy đuổi theo bọn chúng và chạy được tới ngôi Tịnh Đàn miếu này.

Nghe Lâm Phục thuật lại sự việc, Giác Minh đại sư gật gù hiểu ra đầu đuôi sự tình, tay chỉ vào Kim Long Huyền Trượng, nói:

- Vật quan trọng như thế này, Lâm thí chủ nên luôn mang theo bên người để đề phòng kẻ gian tước đoạt. Bần tăng nghĩ với danh tiếng và võ công của Lâm thí chủ thì trong võ lâm này khó có người nào đoạt được Kim Long Huyền Trượng trong tay thí chủ. Thí chủ phải hết sức cẩn thận!

Lâm Phục ôm quyền cung kính nói:

- Đại sư quá khen. Kim Long Huyền Trượng do tiên phụ để lại. Tiên phụ căn dặn vãn bối sử dụng kim trượng này để hành hiệp trượng nghĩa, phò chính diệt tà, cứu nguy cho võ lâm. Chính vì thế vãn bối nhất quyết không để nó lọt vào tay những kẻ gian. Đa tạ đại sư đã nhắc nhở.

Giác Minh đại sư nói:

- Tiên phụ của Lâm thí chủ là người đức cao vọng trọng, luôn giúp võ lâm trừ gian diệt bạo, dẹp loạn kẻ thù. Bần tăng cũng thật may mắn đã từng một lần được diện kiến y.

Lâm Phục nói:

- Tiên phụ bất hạnh qua đời sớm do bạo bệnh. Nay việc hành hiệp trượng nghĩa được giao lại cho vãn bối.

Giác Minh đại sư ngó ra ngoài trời, chấp tay nói:

- Thiện tai, thiện tai! Trời không còn sớm nữa, bần tăng phải tiếp tục lên đường tìm thảo dược.

Vừa dứt lời, lão khom người xuống lấy giỏ đan bằng mây đựng thảo dược, thò tay vào trong giỏ lấy ra hai lọ đưa cho Lâm Phục, nói:

- Đây là dược liệu trị thương do bần tăng tự chế ra, nó rất là công hiệu. Lâm thí chủ hãy cầm lấy đem về trị thương cho gia đinh trong phủ!

Lâm Phục ngạc nhiên từ chối:

- Thứ dược liệu quý giá này vãn bối không dám nhận, mong đại sư hãy giữ lại mà dùng!

Giác Minh đại sư cười nói:

- Thứ dược liệu này bần tăng bào chế mấy hồi, lo gì không có mà dùng. Lâm thí chủ hãy giữ lấy xem như là lời đa tạ Lâm thí chủ có ân cứu mạng đối với bần tăng vậy!

Lâm Phục gật đầu chấp nhận, đưa hay tay ra đón nhận hai lo dược liệu màu đỏ và màu vàng. Chàng bỏ hai lọ dược vào túi áo rồi ôm quyền nói:

- Đa tạ đại sư!

Giác Minh đại sư nói:

- Đây là “Kim Sáng Dược” của Thiếu Lâm Tự đặc chế, lọ màu đỏ để uống, lọ màu vàng để bôi lên vết thương.

Bày cách trị thương cho Lâm Phục xong, lão chấp tay nói:

-Cáo từ!

Sau đó quay lưng cất buớc đi ra khỏi Tịnh Đàn Miếu.

Lâm Phục ôm quyền cúi đầu vái chào từ biệt:

- Bái biệt đại sư. Hẹn ngày...

Chữ “tái ngộ” sắp nói, Lâm Phục ngẩn đầu lên thì không còn thấy Giác Minh đại sư trước mặt nữa. Bóng dáng đại sư dần khuất sau những rặng liễu phía xa xa trên còn đường heo hút không người qua lại.

Lâm Phục quay trở về phủ.

Về tới phủ, trên cổng chính có tấm bảng to ghi hai chữ “Lâm Phủ” bằng màu mực kim quang, Lâm Phục bước vào trong xem thương tích các gia đinh. Trước khi chàng về, họ đã trị vết thương, giờ đây thương tích cũng đã thuyên giảm phần nào.

Lâm Phục hỏi bọn gia đinh:

- Các ngươi không sao chứ?

Bọn gia đinh khúm núm đồng thanh đáp:

- Chúng tiểu nhân không sao, chỉ bị thương nhẹ, không đáng lo ngại. Xin thiếu gia đừng bận tâm!

Lâm Phục nghe xong liền gật đầu nói:

- Các ngươi cứ tịnh dưỡng nghĩ ngơi vài hôm sẽ khỏi. Cũng may là bọn chúng không ra tay nặng với các ngươi.

Chàng đi thêm vài bước vào tới gần đại sảnh liền ngoảnh đầu lại nói:

- Hãy cho người gọi Sử quản gia vào tiền sảnh gặp ta!

Một số tên gia đinh vâng lệnh, hối hả chạy ra sau nhà kêu gọi Sử quản gia ra tiền sảnh.

Lâm Phục vào tiền sảnh ngồi xuống ghế chủ. Một gia đinh bưng chén trà lên phục vụ. Lâm Phục cầm chén trà uống một hơi cho đỡ khát rồi ngồi chờ.

Một lát sau, Sử quản gia đã có mặt ở tiền sảnh. Người này độ chừng hơn năm mươi tuổi, thân người quắt thước, gầy mòm, đầu đội nón vãi, có một chòm râu ngắn ở cằm. Lão cung kính chào hỏi Lâm Phục:

- Thiếu gia đã về. Cậu đã lấy lại vật đó chưa?

Lâm Phục tuy được mọi người gọi là thiếu gia nhưng vẫn không có thái độ ra vẻ chủ tớ, không tỏ vẽ bề trên và rất thân thiện với mọi người, đáp:

- Ta lấy lại rồi! Sử thúc cứ yên tâm!

Sử quản gia lại hỏi:

- Lấy lại được thì thật may mắn. Thiếu gia có biết họ là người phương nào không?

Lâm Phục đáp:

- Bọn họ là người của Ô Hợp Bang, Hắc Phong Trại và Bình Định Sơn Trang. Ta đã thu phục hết bọn chúng. Bọn chúng hứa sẽ cải tà quy chính.

Sau đó chàng đem đầu đuôi sự thể gặp bọn Bao Bất Bình ở tịnh đàn Miếu đến lúc giao đấu rồi gặp Giác Minh đại sư ra sao tường tận thuật lại cho Sử quản gia nghe.

Nghe xong chuyện, Sử quản gia hiểu rõ sự tình, giơ cao ngón cái nói:

- Thiếu gia thật là anh minh thần võ, có lòng nhân nghĩa. Cậu luôn lấy đức phục chúng, hành hiệp trượng nghĩa, trong giang hồ khó ai bì kịp.

Lâm Phục mỉm cười nói:

- Sử thúc quá lời rồi. Sử thúc đã nuôi ta từ nhỏ thì còn lạ gì tính khí của ta. Ta vốn không hám danh lợi, cũng không thích ai khen ngợi, có điều Sử thúc là người nhà nên ta không chấp nhất.

Chàng ngừng lại một chút rồi nói tiếp:

- Nhưng dẫu sao ta vẫn không thể sánh với cha ta.

Khi nhắc đến cha, Lâm Phục lại tỏ vẽ rầu rĩ, giọng nói mỗi lúc một nhỏ dần. Xem chừng chàng rất kính trọng và thương yêu cha mình, nhưng đáng tiếc ông ấy đã chết rồi.

Sử quản gia nói:

- Nhớ năm xưa, Sử Minh này luôn theo hầu lão gia, rất kính phục người vì người luôn trừ bạo an dân, trừ tà giết địch, giúp cho võ lâm có những ngày hưng thịnh. Nhưng từ khi lão gia quy tiên, ta không còn thiết tập luyện võ công nữa và dần dần năm tháng trôi qua ta cũng không còn nhớ chút gì về võ công nên không thể trợ giúp cho thiếu gia được. Ta thật có lỗi với lão gia và thiếu gia.

Lão nói tới đây lại nghẹn ngào không kềm được xúc cảm.

Lâm Phục cũng rũ mặt theo lão, nói:

- Cha ta làm nhiều việc thiện cho võ lâm, vì vậy các bang phái rất kính phục và tôn trọng ông. Cho dù là chính đạo hay tà đạo thì không ai không khiếp sợ ông ba phần, bảy phần còn lại là kính nể.

Sử quản gia nói:

- Trước khi quy tiên, lão gia đã để lại Kim Long Huyền Trượng và truyền thụ cho thiếu gia toàn bộ võ công đê cho thiếu gia có thể chống chọi lại với kẻ địch cũng như có thể tiếp tục cơ nghiệp hào hiệp của ông ấy.

Lâm Phục buồn khi nghĩ lại người cha quá cố, nói:

- Thật không may, cha ta mắc phải bệnh nan y không thể cứu chữa nên đã để lại cho võ lâm sự mất mát quá lớn.

Sử quản gia nói tiếp:

- Nhưng hiện giờ, thiếu gia cũng đã thay lão gia thực hiện tiếp việc đại nghĩa. Danh tiếng giờ đây của thiếu gia có kém gì lão gia năm xưa đâu. Nếu lão gia ở nơi cửu tuyền mà biết được chắc cũng rất đỗi sung sướng.

Lâm Phục nói:

- Ta một mực chỉ muốn hành hiệp trượng nghĩa, giúp người gặp nguy, chống lại tà phái thôi, nào có phải là kẻ hám danh lợi.

Sử quản gia nói:

- Việc nghĩa hiệp của thiếu gia trong võ lâm này không ai là không biết. Tuy thiếu gia không ham danh lợi nhưng mọi người đều nể trọng thiếu gia, âu đó cũng là phúc đứng của nhà họ Lâm.

Lâm Phục đưa tay bóp trán nói:

- Thôi! Được rồi! Việc này chúng ta không bàn nữa!

Chàng dừng lại một chút rồi hỏi:

- Từ hôm ta ra khỏi nhà tới giờ, ngoài việc bọn Bao Bất Bình tới trộm cướp Kim Long Huyền Trượng thì còn việc gì đặt biệt nữa không hả Sử thúc?

Nghe Lâm Phục hỏi, Sử Minh giật mình trợn mắt như nhớ ra điều gì liền đáp:

- Thiếu gia nhắc ta mới nhớ. Lúc sáng sớm, có năm người tự xưng là đệ tử phái Hoa Sơn đưa “Thiếp anh hùng” này cho Thiếu gia.

Sử Minh vừa nói vừa lấy từ trong túi áo ra một tấm thiếp màu đỏ đưa cho Lâm Phục.

Lâm Phục cầm lấy tấm thiếp, hỏi:

- Sử thúc có hỏi người của phái Hoa Sơn phát “Thiếp anh hùng” có chuyện gì không?

Sử Minh lắc đầu đáp:

- Ta cũng không rõ nữa. Nghe họ nói là mời thiếu gia tham dự lễ nhậm chức của tân chưởng môn phái Hoa Sơn gì gì đó. Thiếu gia cứ mở thiếp ra xem sẽ rõ!

Sử Minh mặc dù là người nhận “Thiếp anh hùng” trước nhưng lão vẫn không mở ra xem mà muốn chính tay giao cho Lâm Phục. Đều này cũng đủ chứng tỏ Sử Minh trung thành với chủ như thế nào.

Lâm Phục mở thiếp ra lướt mắt đọc một lược rồi ngẩn đầu lên nói:

- Thì ra chưởng môn phái Hoa Sơn là Dương Trung Liệt phát thiếp mời các anh hùng hào kiệt trong thiên hạ tới dự lễ nhậm chức tân chưởng môn của hiếu tử của lão là Dương Trí Bình. Ngoài ra, mục đích chính là tổ chức đại hội luận kiếm. Y còn nói là các bang phái trong võ lâm nếu không chê bai đều có thể tới dự.

Sử quản gia ngạc nhiên hỏi:

- Đại hội luận kiếm ở Hoa Sơn ư? Không biết tổ chức vào thời gian nào?

Lâm Phục đáp:

- Đại hội sẽ tổ chức vào mùng năm tháng năm này. Trong thiếp họ còn nói nếu người nào tới sớm, họ sẽ sắp xếp chỗ ở tiện nghi để nghỉ ngơi, đặc biệt là ưu tiên những nhân vật tiếng tăm trong giới võ lâm.

Sử quản gia nói:

- Hôm nay là hai hai tháng hai.

Lâm Phục gật gù ừ một tiếng, ngẫm nghĩ một lúc, ngón tay bấm đốt, nói:

- Vậy là còn chưa đầy ba tháng nữa là tới kỳ đại hội. Ta phải gấp rút chuẩn bị mới được.

Hai người đang nói chuyện giữa chừng bỗng có một gia đinh từ ngoài chạy vào, luống cuống nói:

- Không xong, không xong rồi! Có hai người bị thương khá nặng, họ đang thổ huyết. Sử quản gia, ông mau ra xem họ thế nào!

Lâm Phục nói:

- Thôi được rồi, Sử thúc cứ ra xem thương thế họ thế nào truớc đi! Hômnay chúng ta bàn đến đây là đủ!

Sử quản gia vái chào Lâm Phục rồi cất bước đi ra ngoài nói với tên gia đinh, nói:

- Mau đưa ta tới chổ bọn họ!

Lâm Phục đứng dậy gọi Sử quản gia quay trở vào, nói:

- Sử thúc! Ta có hai lọ “Kim Sáng Dược” rất công hiệu của phái Thiếu Lâm, Sử thúc hãy đưa cho họ dùng để trị vết thương!

Chàng lấy trong túi áo ra hai lọ màu đỏ và màu vàng rồi căn dặn Sử Minh cách sử dụng đúng như lời Giác Minh đại sư dặn dò ở Tịnh Đàn Miếu.

Sử Minh đưa tay đón nhận hai lọ “Kim Sáng Dược”, cùng sóng vai với gã gia đinh đi đến chỗ hai gã gia đinh khác đang trọng thương rồi chữa trị cho bọn họ.

Mặc dù họ chỉ là những gia đinh tầm thường nhưng Lâm Phục và Sử quản gia luôn lo lắng cho họ. Vì chủ đích của Lâm Phục là lấy nghĩa khí, nhân đạo làm trọng để đối nhân xử thế.

Lâm Phục trở về phòng nghỉ ngơi. Lòng chàng thấp thỏm, nôn nao chờ đợi tới kỳ đại hội .

Đại hội luận kiếm ở Hoa Sơn chính là dịp để các bang phái trong võ lâm trao đổi chiêu thức võ công, biễu diễn những đường đao, kiếm, côn, thương pháp đủ loại một cách xảo diệu và kỷ ảo của trấn phái cho người khác chiêm ngưỡng, đánh giá, bình phẩm.

Cách đây mấy trăm năm, các cao thủ võ lâm lấy danh Hoa Sơn Luận Kiếm là để tranh giành nhau ngôi vị võ công thiên hạ đệ nhất. Vì thế mà sinh ra bao nhiêu chuyện phải đỗ máu, lầm than, chốn giang hồ không một ngày bình yên. Sau này, đại hội luận kiếm lấy danh nghĩa là trao đổi võ công làm mục đích chính để các bang phái phô trương thanh thế thử tài nhau là thiết yếu, chứ không còn tranh dành quyền lực bá chủ thiên hạ như năm xưa.